Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2008

Thẩn với tít "Chưa đi..."

Ngày ra Quy Nhơn chơi, khi đọc bài "Đồ Sơn" thì thấy Nguyễn Đức Cảnh k6 rất sướng! Nay xin gửi tặng Cảnh k6 bộ sưu tập thơ "Chưa đi...".

Cũ:
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi thì mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật không là đồ sơn

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi thì mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà bằng cái lá đa
Không to như cái bàn là Đồ Sơn

Mới update:
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi thì mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là rau sạch của... bà ngoại cho

Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi thì mới biết lâu hơn cà nhà
Cà nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là cà chậm không là cà mau

Chưa đi chưa biết Côn Sơn
Đi thì mới biết không hơn côn nhà
Côn nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là côn thịt không là côn sơn

Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi thì mới biết cửa mình mở ra
Hàng Tây, hàng Nhật, hàng Nga...
Ba thứ hàng ấy phải qua cửa mình

Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi thì mới biết kỷ cương rất cần
Mát-xa rồi đến "mát gần"
Âm dương cách biệt 1 lần... cao su

Chưa đi chưa biết Tam Đao (Đảo)
Đi thì chẳng biết đường nào mà ngu (ngủ)
Mỗi giường nó nhét 2 cu (cụ)
Thôi thì cố gắng đến chu nhật về (chủ)
(Các cụ được xếp đi nghỉ mát trên Tam Đảo).

Chưa đi chưa biết Kiên Giang
Đi thì mới biết 2 hòn trống, mai (mái)
Vừa rồi chú trống đã toi
Chỉ còn em mái khó tòi được ga (gà)

Chưa đi chưa biết hòn Chông
Đi rồi mới thấy hòn chồng mình hơn
Thế mà nghe nói hòn Rơm
Cũng còn ăn cứt hòn Bờm ngoài kia

Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà.
Bà nhà tuy có hơi già,
Nhưng mà vẫn trắng hơn là Bà Đen.

Chưa đi, chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết ta giàu hơn Tây
Đúng là họ thiếu vải may
Hai mảnh bé xíu làm vày, làm ao (váy, áo)

Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết sâu hơn vũng nhà
Vũng nhà khoan mãi chẳng ra
Vũng Tàu khoan cái dầu ra ầm ầm

Hai hòn kẹp lấy Vũng Tàu
Khoan vào một lỗ thấy dầu trào lên
Mải mê hai ngọn ở trên
Mà quên ở dưới trào lên nhiều dầu

Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết nó to thế này
Khách ta, khách Nhật, khách Tây
Nếu mà đến đó nhét ngay Cửa Lò

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2008

Tín hiệu để nhận biết nhau

Chuyện lính Trỗi tìm ra nhau, theo tôi, khi nào cũng rất hay. Lần rồi về Quy Nhơn ghi lại được mấy chuyện cảm động.


Thủy “bều” k4 nhận ra Nguyễn Đức Cảnh k6

Cảnh quen biết Thịnh (giáo viên nhạc cụ dân tộc, nay là vợ Thủy) nhưng khi đó chưa biết Thủy là ai. Một lần đuợc mời đến đám giỗ nhà anh bạn, Cảnh gặp Thịnh đi cùng bạn trai và thấy Thịnh được anh ta chăm sóc chu đáo. Ngồi cạnh, anh bạn Thủy hỏi Cảnh:

- Ngày ngòai Bắc ông học ở đâu?

- Dạ, Trường Trỗi.

- Ông mà là lính Trường Trỗi? – Thủy ra vẻ coi thường.

- Vâng!

- Bốc phét! Ông Trỗi thế... nào được? Thế ông có biết hát “Sinh ra trong khói lửa”?

- Dạ…, - Cảnh cầm li bia lên rồi cất cao giọng - “Sinh ra trong khói lửa, trường ta đã lớn lên, trường đẹp chói ngời tên anh Nguyễn Văn Trôi…”.

- Đúng Trỗi rồi! – Thủy ôm lấy bạn, nước mắt rưng rưng – Đúng lính Trỗi thật rồi. Vậy bao năm cùng sống ở Quy Nhơn mà không biết!


Nhất Trung k5 gặp Nguyễn Vĩnh Chinh k7

Nhất Trung công tác trong ngành Công an. Lần đó, do có người giới thiệu mà Chinh tới nhờ Trung làm thủ tục cho đứa cháu thi vào Đại học An ninh. Thấy Chinh nói giọng Bắc nên Trung hỏi:

- Ngoài kia ông học trường nào?

- Trường Trỗi?

- Trỗi nào?

- Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, Tổng cục Chính trị.

- Trường ở những đâu?

- Đại Từ rồi Quế Lâm, sau về Trung Hà.

- Thế ông khóa mấy?

- Khóa 7?

- Tôi lính khóa 5 đây. Vậy sao tôi không biết ông? Cùng trường, cùng sống ở Quy Nhơn bao năm nay mới biết nhau.

Thời về nước người ở Trung Hà, kẻ Hưng Hóa, rồi cả trường với 8 khóa và 1200 học sinh nên không thể nhớ hết mặt. Rồi ba, bốn chục năm xa cách ai cũng già đi, càng khó nhận… Nhưng nhờ những cơ hội ngẫu nhiên cùng những tín hiệu đặc biệt mà anh em ta nhận ra nhau. Từ đó gắn bó. Thật đáng quý!


Giết nhầm lợn béo

Ngày ở Hưng Hóa, gần cổng trường phía sân bóng và nhà thờ đổ có chuồng lợn. Quân nhu nhà trường hàng tháng cấp lợn về cho Tiểu đòan vỗ béo rồi giết thịt làm thực phẩm nuôi quân. Lần đó, Cảnh “trọc” cùng các bạn B1 C9 (k6) nhận nhiệm vụ xuống giúp nhà bếp giết lợn. Thầy đại trưởng dẫn anh em xuống chuồng, chỉ vào 1 chú lợn rồi lệnh cho Định “cà”: “Bảo anh em xúm lại bắt con đó cho chú Cằn. Giúp chú chọc tiết, cạo lông, pha thịt rồi giao cho nhà bếp!”. Vẻn vẹn mấy câu rồi thầy đi.

Thấy chú lợn này còi sợ rằng thịt ít, Định “cà” quyết định bắt con béo. Tay chỉ miệng nói: “Anh em vây lấy con này!”. Bất ngờ Định tóm lấy 2 chân sau, giật mạnh. Chú lợn mất thế đành chịu thua. Chú Cằn được anh em giao lợn thì xắn tay áo cạo sạch lông cổ rồi liếc dao chọc 1 nhát trúng tim. Chừng nửa tiếng sau đâu vào đấy.

Thật không ngờ đó lại là con lợn nái đang có chửa. Mổ ra thấy gần chục chú heo con. Nghe chú Cằn báo cáo lại, thầy đại trưởng chạy xuống:

- Định, thầy chỉ em bắt con kia, sao lại thịt con này?

- Dạ… dạ…

- Dạ cái gì?

- Thưa thầy, thấy con kia còi quá, ít thịt. Em sợ các bạn không đủ ăn nên… nhắm con béo. Ai dè là con lợn nái đang có chửa.

- Chị nuôi biết trước. Vậy mà…

Chuyện đã rõ hậu, anh em đuợc ăn tươi hơn… Xét về chấp hành mệnh lệnh thì không nghiêm nhưng về tình cảm của những thằng lính với nhau thì việc này của Định “cà” quá là tuyệt vời! Còn nhớ chẳng hiểu ai dạy mà Định giết lợn, giết gà rất khéo nên hay đuợc thầy “mê tín” giao việc.

Giờ này Định “cà” sống ở đâu, xin hãy liên lạc!


Thứ Tư, 21 tháng 5, 2008

Thầy trò Học viện KTQS với tiếu lâm

Những năm 1973-74, các kỹ sư tốt nghiệp ở Liên xô và các nước XHCN về Trường tương đối đông, bổ sung cho đội ngũ giáo viên. Khi về, các đ/c mang theo nhiều chuyện vui, tiếu lâm; nhất là đ/c Giang "mù"... Loạt chuyện này được gọi là “Chuyện Petchka” và được lưu truyền trong giáo viên, học viên. Nhiều thầy khi lên lớp, luôn gìanh ra ít phút để kể cho học viên của mình.

Đây cũng là một trong những điểm đặc biệt của lính Học viện KTQS - “hài hước"! Khi đọc mong đừng trách là quá bậy vì thực chất là "tục nhưng mà thanh"!

1. Những mẩu chuyện về Tschapaev và Petchka :

Tschapaev là anh hùng thời Nội chiến, còn Petchka là chiến sĩ cận vệ, cạnh họ còn có Janka - nữ xạ thủ súng máy ...

* Một lần Tschapaev khuyên Petchka :

- Cậu phải lấy vợ đi !

- Khó lắm, dạo này chị em toàn mất trinh .

- Nói bậy, còn Janka đấy .

- Mất rồi .

- Sao biết ?

- Hôm qua thử rồi(!)

- ???

* "Petchka yên tâm, tao sẽ tập trung đại đội nữ và chọn cho mày một cô”.

- Đaị đội nữ tập họp! Đ/c nào không còn trinh trắng thì bước lên một bước... Bước !... Thấy chưa, vẫn còn một em - Tschapaev nói .

- Báo cáo, nó không những mất trinh mà còn bị điếc(!).

* Một lần đi công tác, Tschapaev vào khách sạn có đầy đủ “dịch vụ”. Khi xem bảng giá thấy có buồng 200, 100... và 4 Rubles/một ngày đêm. Cậu chọn ngay phòng 4 Rubles nhưng chờ mãi không thấy em nào lên. Bực quá quay điện hỏi Reception, thì có giọng trả lời: "Phòng 4 Rubles - “tự phục vụ"!!!".

* "Đèn cháy rồi, cõng tao lên để thay bóng khác! Bóng đui xoáy đấy!”... Petchka: “Mày ngồi trên vai tao làm đ. gì mà lâu thế?”. "Mày không chịu xoay người thì làm sao tháo bóng ra đuợc???".

* Ba đ/c đi trinh sát vào đồn giặc. Janka bò trước, tiếp sau là Petchka, sau cùng là Tschapaev. Petchka nhìn cặp dò Janka nghĩ: “Đùi đẹp thế! Bố mẹ con này chắc là nghệ sĩ ba-let?”. Còn Tschapaev nhìn đường cày xuất hiện sau Petchka thì thầm nghĩ: “Bố mẹ thằng này chắc là dân cày ruộng?”.

* Janka :”Báo cáo, con Masa đã chạy sang hàng ngũ bạch vệ“. Tschapaev: “Không sao, tao đang tiến hành “chiến tranh vi trùng” !!!"

* Petchka và Janka đang “trần như nhộng”, thì Tschapaev gõ cưả. Petchka vội chui vào tủ quần áo. Tschapaev vào :”Sao lại ăn mặc thế này?”.

- Báo cáo, em hết quần áo rồi - Janka trả lời.

- Bô láo, để tao kiểm tra... (Mở tủ) ... Một , hai, ba bộ này ...Chào Petchka ... bốn, năm, sáu ... Thế mà dám bảo là hết ???

* Ngu lâu?

Tschapaev: "Petchka, ra viết thông báo: sáng chủ nhật họp chi bộ !”. Hắn loay hoay mãi, sáng hôm sau trên bảng có dòng chữ: “Buổi sáng sau ngày thứ 7 sẽ họp chi bộ” (!!!).

* Petchka mua về máy thu hình: "Có máy này, chỉ cần ngồi ở nhà cũng xem được thời sự này, ca nhạc này, phim này ...”. Tschapaev: “Thế có xem được con Anna đang tắm trong Sauna không?”.

- Được! - Petchka vội bật máy lên, nhưng thấy màn hình toàn muỗi, cậu lẩm bẩm - Chắc là do trong đó nhiều hơi nước quá đây mà.
- ???


2. Chủ đề "Bác sĩ":

* “Bác sĩ ơi, tôi tháo dạ mấy hôm nay rồi. Giúp ...!”

- Chuyện vặt, nằm lên giường! - Bác sĩ lấy khăn đỏ ra phất lia lịa - Xong!

- Làm thế sao khỏi được?

- Cái khăn đỏ này còn dừng được cả đoàn tầu, nữa là cái bệnh iả chảy của bà .

- !!!

* “Bác sĩ, tôi đau bụng đi ngoài.”

- Yên tâm, tôi vẽ con chó, đốt lên, hoà vào nước cho bà uống. Khắc khỏi !

- Kỳ vậy ?

- Chó đã dọn hết phân trong bụng bà(!)

* “Bác sĩ ơi, tôi có bảy con rồi, nay lại chửa. Ngại quá !”

- Yên tâm ... uống nước đi .. 1..2..3...10 liter rồi ... Xong, chúng ta đã cho nó chết đuối trong bụng!

- ???

* Một bà người Thạch Thât, Hà Tây :”Em ra Hà Nội khám lôn”.

- Chết, ai lại thế, người Hà Nội thanh lịch phải nói là “khám phụ khoa”, bà ạ!

... Trên đường xuống bệnh viện Bạch Mai bằng tầu điện, khi sờ tới túi tiền, bà vội kêu lên: ” Oi giời ơi, cái thằng “mặt phụ khoa” nó lấy hết tiền của tôi rồi!!!”

* “Bác sĩ ơi, tôi đau chỗ ấy quá. Song sợ khi khám ông lại cười?”.

- Ai lại thế, “lương y như từ mẫu” mà.

Bệnh nhân vạch hòn thứ nhất ra. Thấy nó to bằng quả quýt, Bác sĩ vội che miệng cười.

- Ăn nhằm gì, hòn thứ hai to bằng quả bưởi cơ !!!

- ???

* Bác sĩ: "Thế nào, một năm trước, tôi thay cho ông cái chân. Tốt chứ ?”

- Tốt, nhưng tôi toàn phải đi giầy cùng phía.

- ???

- Còn tôi, thay xong, bất tiện nhất là lúc đi tiểu tiện, cứ chân đứng, chân ngồi .

- ???

* Bác sĩ: "Chết, tôi đã dn phải khuấy thuốc trước khi uống, sao... ?”. "Không sao, tôi sẽ lắc bụng cho thuốc hoà tan ngay đây mà". !!!

* Bác sĩ chữa bệnh sinh lý cho đàn ông. Vì bơm thuốc quá liều, bệnh nhân chết, song “cái ấy” cứ phát triển. Sau khi chôn, trên mộ cứ bị đùn lên như tổ mối, gia đình phải chôn úp lại. Nghe ổn hơn !

Ba tháng sau , có công hàm của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi sang phàn nàn về việc “bị xâm phạm lãnh thổ”: "... có một cây gậy chọc thẳng từ Kremly sang Nhà trắng”. Thấy vậy, Bộ Ngoại giao Nga liền cử ngay đầu bếp giỏi sang mở quán “Thịt nướng Nga” (Sashlức) tại nơi đó. Kể từ đó ... nghiêm!

* “Bác sĩ ơi, ruột thừa nằm ở đâu ?”. "Đâm thẳng rồi rẽ phải". ???

* Báo cáo của Bộ Y tế: ”Tình trạng báo động về tình hình bệnh tật hiện nay: đa số đàn ông bị bệnh tiểu đường ... ngay cả trên hè phố". Vậy có thơ rằng: “Thứ nhất là bệnh Sida/ Thứ hai là bệnh đái ra đầy đường” (!)

* “Đám ma ông T. - Bác sĩ tim mạch phải không ?”

- Sao ông biết ?

- Vì bạn bè vẽ cho ông hình trái tim lên nóc quan tài... Hu, hu ... Đến lượt tôi sẽ ra sao đây , vì tôi là Bác sĩ phụ khoa ?

- ???

*“Bác sĩ ơi, từ ngày lấy chồng không hiểu sao em hay ngứa kẽ chân quá. Có phải bị nấm không ?”

- Thế có bao giờ ngứa kẽ hai ngón chân cái?

- ???


Thứ Tư, 14 tháng 5, 2008

SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (tiếp)

Trốn vé tầu

Mua vé tầu cũng là một đề tài lớn của sinh viên. Bọn con trai suốt 5 năm học, nếu đã đi tầu thì đều không có “khái niệm” mua vé ngay từ ngày mới lên trường do ma cũ đã dạy lại; còn bọn con gái - những chuyến đầu thì “có” (vì sợ), sau mươi chuyến thì “lúc có, lúc không”, đến khi sắp tốt nghiệp thì “không luôn”. Lý do: sinh viên nghèo, hơn nữa nghịch ngợm là bản tính, nên tật này thật khó mà sửa và rất dễ lây(!). Khi tầu về Hà Nội, đa số bọn con trai đều nhảy tầu trước khi vào ga, bọn con gái thì đành theo tầu xuống ga và nằn nì xin xỏ với lí do “no money”.

Khi đi tầu ngược thì đành mua vé, vì có vé mới được vào sân ga (không hiểu vì sao ngày đó nhà tầu lại không bán vé tiễn, hay vì phát hiện ra mánh mua vé tiễn để đi lậu của sinh viên?), nhưng vé cũng chỉ mua tới ga Yên Viên hay Đông Anh thôi. Tiết kiệm là “quốc sách”! Và tầu đã chật thì nhân viên soát vé cũng không thể chen chân lên được để mà kiểm. Riêng số cao thủ thì có thể nhảy lên tầu ở chắn tầu Nguyễn Khuyến, Cửa Nam.

Với anh em bộ đội còn có bài sửa “đát” vé cũ. Tranh thủ nhộm nhoạm khi trả vé mà nhân viên soát vé không để ý là biến! Nhưng dùng vé giả mãi nhà tầu cũng phát hiện. Có lần tác giả bài viết đã chuẩn bị sẵn vé giả trước khi ra tầu, đề phòng bị phát hiện, anh ta lột mũ mềm và quân hàm cho vào túi, thản nhiên ra cổng giơ vé lên cho nhân viên kiểm vé. Liếc qua thấy vé đã nhầu nát và sửa lại ngày tháng, nhân viên soát vé hô lên: “Vé giả!”. Nhanh như sóc, anh ta ngồi thụp xuống không cho bà ta tóm tóc rồi khom người vụt ra ngoài. Hú viá! Chạy một mạch ra cửa ga về nhà mà cứ sợ bị đuổi theo sau.

Chuyện trốn vé mỗi chuyến đi về được thú vị kể cho nhau nghe sau mỗi ngày chủ nhật. Chẳng may cũng lọt đến tai các đồng chí cán bộ đi học. Vì thành tích học tập, rèn luyện, có anh bạn sắp được chi bộ xét kết nạp vào Đảng từ năm thứ 3, nhưng khi thông qua chi bộ, có đồng chí già đã phát biểu: “Cho dù học giỏi, nhưng anh ta chưa đủ tiêu chuẩn, vì: khi đang đi học đã lấy của Nhà nước một chiếc vé tầu, sau này ra công tác nếu quản lý tài sản lớn…”. Thế là anh ta phải thử thách thêm hai năm nữa(!).

Những trò nghịch ngợm

Khách “trí thức” nhiều như thế cũng là dịp để lính tranh thủ làm quen. Nào là các em Xây dựng, Kiến trúc, nào là các tiểu thư Sư phạm, Tài chính… Mà em nào gặp rồi cũng khen các anh quân sự hóm hỉnh, biết nhiều chuyện tiếu lâm. Nhiều mối tình đường sắt đã nảy nở, và cũng không ít cặp nên vợ nên chồng.

Tầu về đêm, trong toa chẳng đèn đóm, tối om. Ai cũng mệt nhòai vì tầu chạy quá chậm. Ngủ gà ngủ gật, có nhiều em ngả luôn đầu vào vai anh bộ đội kề bên mà ngủ. Tuy vậy ở chỗ vắng đầu toa vẫn có những cặp không ngủ, họ thì thầm trò chuyện. Rồi tay trong tay lúc nào không hay. Có anh đã “dũng cảm” thể hiện tình yêu của mình. Cũng có những lúc tầu quá chật, vai liền vai, người liền người mà áp dụng cả bài “gắn huân chương củi chỏ” hay “chuyền bóng không sân” với bạn tầu.

Tầu đã đông thì bao giờ cũng chật và hôi hám. Mùi hôi của những chuyến tầu không kịp dọn vệ sinh, mùi mồ hôi lâu ngày không tắm gội của mấy bà buôn chuyến, mùi mồ hôi của những ai phải chen lấn xô đẩy tìm chỗ trên tầu. Các bà buôn chuyến hay đi tầu với lính còn học tập được nhiều thuật ngữ quân sự. Có chuyến chật quá, anh em cứ thế chen lấn lên tầu, mấy bà không chịu được kêu oai oái: “Tại sao các chú cứ “tấn công đít” vào mặt tôi?”, có bà đang thiu thiu ngủ chợt kêu ầm lên: “Tại sao ướt hết đít quần tôi thế này?”. (Hoá ra vì tầu chật, hết cả chỗ “li lái”, mấy chú lính phải nhè nhẹ “dí cái ấy vào tường” để giải quyết, nước chảy xuống sàn mà mấy bà đang ngồi bệt bị…).

Nhảy tầu - thượng sách!

Sinh viên dân sự có trò gì thì sinh viên quân sự có trò ấy. Năm thứ 5, tôi và Chí Hoà được phong vượt cấp từ binh nhì lên thượng sĩ. Lần đó, anh em cùng về rất đông và rủ nhau tập nhảy tầu. Bọn lính Hà Nội trước đây cũng đã từng thấy bọn “phủi” nhảy tầu điện, nhưng tầu điện chạy nhanh không như tầu hoả. Nghe nói Võ Minh từng là công an, biết võ, nên tụi tôi nhờ anh lên lớp mấy động tác nhảy cơ bản: quay mình ngược lại hướng tầu chạy, thả tay ra, khi chân tiếp đất thì chạy là là vài bước, v.v... Trưa hôm đó, cả bọn về tới ga Đầu Cầu thì nhường chỗ đầu toa cho Võ Minh. Một tay ôm hũ mắm tôm (do nhà bạn gái - con ông Dật, Tỉnh đội trưởng Vĩnh Phú - tặng), một tay bám lan can và anh thả người nhảy xuống đất. Chả hiểu có áp dụng đúng lý thuyết hay không mà thấy ông ta ngã cái uịch, rồi nghe tiếng “bốp” đập xuống sân ga. Chắc toi rồi vì đầu đập như thế xuống đất thì thể nào cũng chấn thương sọ não. Tầu cứ thế đổ dốc về ga, nhưng đến Trần Phú bỗng nhiên phanh lại. Thế là hạ cánh an toàn. Về nhà mãi hôm sau mới dám gọi điện cho Minh thì mới biết cái tiếng “bộp” ấy là do hũ mắm tôm đập xuống đất. Hú hồn! Nhưng chứng nào vẫn tật ấy, sau lần đó anh em tôi vẫn nhảy tầu đều. Ga Đầu Cầu và các chắn tầu Trần Phú, Điện Biên, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam là bãi đáp. Cả tuần không thấy mặt nhau, nhưng cứ chiều thứ bảy thì thầy, trò lại chạm trán trên tầu. Rồi nhảy cũng thành thợ, chẳng phải phức tạp như Võ Minh, cứ ngả về phía sau, thả tay ra cho người xuống tự do, khi 2 chân chạm đất thì chạy theo một đọan rồi dừng. Xong!

Nhớ mãi một chiều thứ bảy, cận lễ 2-9-1977, tầu xuôi Hà Nội đông khiếp khủng. Cánh chúng tôi cũng cố len được vào trong toa. Phải tới tận Gia Lâm mới bớt chật, một số sinh viên đã xuống ga. Qua cầu Long Biên, tới ga Đầu Cầu các chú bắt đầu nhảy. Tầu không hề giảm tốc (hình như họ cố tình “hại” anh em). Nhiều chú vừa chạm đất là ngã, ngã hàng loạt như người ta ngả chuối. Khủng khiếp! Khi tầu qua Trần Phú, Điện Biên, rất ít chú dám liều mạng. Tôi thầm nghĩ, có lẽ phải theo tầu vào ga rồi tính sau vậy! Toa tôi ngồi hôm đó là toa “made in Việt Nam”, cửa lên xuống ở giữa. Anh em đã lần ra đứng ở bậc lên xuống nhưng không dám nhảy vì thấy tầu chạy nhanh khác thường. Cạnh tôi là một chú sinh viên Xây dựng. Khi toa lướt qua Nguyễn Thái Học, chú dũng cảm bay xuống. (Là người Hà Nội, chắc không ai quên, dọc Nguyễn Thái Học trước đây có đường tầu điện cắt ngang đường tầu hoả). Nhưng tại chỗ giao nhau phần nhựa đường đã bị bóc, đường ray xe điện lòi hẳn ra. Vừa chạm chân xuống đất, theo quán tính chú bị kéo theo đến 5-7m, rồi chân chú vấp ngay vào đường ray xe điện. Lập tức đổ vật người xuống đất, toàn thân lao vào gầm tầu. Có tiếng hét: “Chết rồi!”. Tôi rùng mình, chắc bánh tầu đã cán lên người chú? Tầu tiếp tục lao đi mà không hề giảm tốc. Bậc lên xuống tôi đang đứng lướt qua đầu chú. May mắn làm sao, chú không hề bị va chạm. Quay lại thấy chú lồm cồm bò ra, rồi từ từ đứng lên như một cái xác không hồn, ngơ ngác lững thững đi về phía chắn tầu. Thấy một cảnh sát trật tự đi lại, chú “tự giác” giơ ngay hai tay cho anh ta. Về sau nghĩ lại, số hắn chưa chết vì hôm đó đã chọn đúng “toa Việt Nam”. Nếu toa Trung Quốc thì “xong” rồi (vì cửa toa bố trí ngay cạnh cụm bánh!)… Và thật may mắn, đúng lúc căng thẳng nhất thì cả đoàn tầu dừng lại, tôi nhẹ nhàng bước xuống tầu miệng huýt sáo vang…

Sau này, khi lên giáo viên, nếu không có vé xe tuyến do nhà trường bán, tôi lại ra tầu và “chịu trận” cùng học viên. Tôi vẫn nói với các em: “Thầy sẽ vẫn nhảy tầu cho tới khi đeo quân hàm trung tá”. Chỉ sau khi được ông anh rể về Nam để lại cho chiếc Honda 50, thì mới chấm dứt những ngày bươn bải trên tuyến đường sắt. Anh em tôi tổ chức cùng đi về Hà Nội bằng xe máy, vi vu hơn, tận dụng được nhiều thời gian hơn. Khi lên trường thì rủ nhau đi từ 4-5 giờ sáng thứ hai, lên vẫn kịp chào cờ. Bọn tôi đi thường xuyên đến mức có thể nhớ đến từng ổ gà ở trên đường.

Đời lính xa nhà thật vất vả!... Sau này, khi sang Đức, có thời gian tôi lại gắn liền với nhà tầu. Đó là chuyện đi dọn vệ sinh tầu hoả ngày thứ bảy, chủ nhật khi ở Dresden mà anh em đã từng được đọc.

TpHCM, 8-2001

SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU

Người xưa nói: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai! Vốn có 15 năm liên tục là học trò, từ lớp 1 cho đến hết đại học, tôi đã gặp những gì đúng như người xưa đã dạy. Xin kể lại những mẩu chuyện về sinh viên quân sự trên những chuyến tầu ngược xuôi Hà Nội những năm 70 của thế kỷ trước.

Về thăm nhà thời chiến

Thời sơ tán đánh Mỹ và cả sau này, chúng tôi đóng quân quanh thị xã Vĩnh Yên (ngày đó thuộc tỉnh Vĩnh Phú), xa Hà Nội quãng 60km và cách khu nghỉ mát Tam Đảo có 24km. Mỗi lần được phép tranh thủ về Hà Nội là niềm hạnh phúc lớn. Ngày đó mới mới 19-20, chưa đứa nào có vợ con, về Hà Nội chỉ để ngắm phố phường, đi chơi với bạn bè (có thể cả bạn gái) cho đỡ nhớ, thứ đến mới là thăm cha mẹ và gia đình(!).

Trước năm 1972, nếu không bắt được xe khách Vĩnh Yên – Hà Nội chạy chuyến cuối vào 4 giờ chiều thứ bảy thì đành ra ga đợi chuyến tầu muộn. Tầu thời chiến không bao giờ chạy đúng như lịch. Nên thường vật vờ ở mấy quán nước của em Ninh-Khang hay Hòa–Thuận tới tận đêm tầu mới về. Lên tầu rồi thì ngồi ngủ gà ngủ gật. Giữa mỗi toa treo một chiếc đèn bão lắc lư theo nhịp tầu. Mờ sáng mới về đến ga Hàng Cỏ. Mặc, miễn là đến nhà.

Sau ngày Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại lần 2 ra miền Bắc, C343 sơ tán vào sát chân Tam Đảo. Mỗi lần “được phép lên bờ”, phương tiện về Hà Nội duy nhất là chiếc xe đạp. Mỗi đứa dù sơ tán ở đâu cũng cố mà mang theo chiếc xe (Thống nhất, Vĩnh cửu hay “xịn” hơn là Phượng hoàng); không có thì phải mượn chị em nuôi quân chiếc xe tiếp phẩm. Ngày đó, ai có xe “cuộc xì-po” (Liên Xô), hay Eska (Tiệp), Diamant (Đức) là loại người được kính nể. Xe ngoại mỗi khi đạp pê-đan thì nghe tiếng líp kêu tanh tách. Đã!

Từ sớm phóng xe rời cửa rừng ra thị xã, xuôi quốc lộ 2 về tới Phúc Yên thì rẽ phải ở ngã ba Thanh Tước tới Chèm. Các địa danh như đồi “79 muà xuân” - nơi Bác Hồ đã trồng cây lưu niệm, hay trận địa tên lửa sư 361... trở nên quen thuộc. Đạp đều đều quãng 9-10 giờ sáng thì tới bến phà Chèm. Đến Chèm thì cảm thấy thủ đô chỉ còn trong gang tấc… Đứa nào cũng xốn xang phóng xe ngược gió dọc theo đê về dốc Yên Phụ. Xa và khó như vậy mà nhiều anh không phép vẫn cứ tranh thủ trốn về Hà Nội khi nhớ bạn!

Những chuyến tầu xuôi ngược - hiểm nguy rình rập

Sau trận “Điện Biên phủ trên không” cuối 1972, chiến tranh chấm dứt trên miền Bắc, hội nghị Paris lại tiếp tục. Các lớp thu quân về doanh trại cũ ở thị xã. Việc giải quyết “đi tranh thủ “ vào ngày nghỉ thành lệ. Thứ bảy, như bất cứ ngày nào trong tuần, vẫn phải học 6 tiết buổi sáng và 3 tiết tự tu chiều. Riêng ai đã đăng kí đi tranh thủ là suốt buổi sáng cứ thấp thỏm chờ C trưởng Bỉ đưa danh sách xuống. Chỉ sợ bị trên gạt khỏi danh sách, (mà lí do ai cũng chính đáng!). Anh nào có tên trong danh sách “đi tranh thủ” đã được Ban Chủ nhiệm khoa duyệt thì có thể “vù” ngay sau tiết cuối, kịp bắt chuyến tầu 12 giờ xuôi Hà Nội.

Tầu tuyến Hà Nội – Lao Cai thường là tầu chậm (chạy 20-30km/giờ), ngày nào cũng đông vì tuyến đường quá dài. Riêng chuyến tầu xuôi trưa thứ bảy và chuyến ngược chiều chủ nhật thì “chật như nêm cối”, vì có sinh viên các trường cùng về Hà Nội “thăm u” và nhận tiếp tế. Dọc tuyến đường này, lên đến Việt Trì có Đại học Công nghiệp nhẹ, ở Vĩnh Yên có các trường trung cấp Giao thông, Cơ khí và Đại học quân sự, tại Hương Canh có Xây dựng, còn Phúc Yên thì ôi thôi… nào là Tài Chính, Kiến trúc, Sư phạm Xuân Hoà, rồi Trung cấp Văn thư – bảo mật, In ấn, v.v... Sinh viên chỉ ngoan trong giờ học, còn trên tầu về Hà Nội thì có thể khẳng định là “không”!

Số sinh viên của cả chục trường nhồi hết lên chuyến tầu chợ chạy vào giữa trưa thứ bảy thì tầu nào mà chứa nổi?! Cứ mỗi khi tầu vào ga có sinh viên thì ắt thấy cảnh “phi thân” qua cửa sổ ào ào lên tầu. Nếu trong toa đã chật khách cùng thúng mủng tùng xèng, thì cánh vào sau phải dồn dần ra hành lang đầu toa, rồi chen lấn đứng ở bậc lên xuống, hoặc treo người lơ lửng giữa chỗ nối hai toa, mặc cho nhà tầu có nhắc nhở hay không. Bí quá thì đành tìm chỗ trong toa-let, hai chân dạng ra, tay bịt mũi, tay ôm cặp (và khách nào có “nhu cầu” thì cũng “xì-tốp” luôn. Nhịn!). Nếu chật hơn nữa thì đành dùng phương pháp “người nhện”, tay ôm lấy cửa sổ, hai chân đứng lên thanh thép chữ I chịu lực của toa. Mỗi ô cửa số có thể chứa được bốn, năm chú và mỗi toa có đến mười cái cửa sổ mỗi bên, thì có thể nhẩm tính được bao nhiêu chú có chỗ đứng để đi tầu về nhà. Có những chiều thứ bảy, khi tầu chạy qua các ba-rie, dân chúng thấy hàng trăm lính, sinh viên bám cửa số toa tầu. Khiếp!

Còn mỗi khi tầu chạy qua cầu, vì khoảng cách từ thân tầu tới thành cầu quá hẹp (quãng 30-40cm), nếu tầu chạy nhanh, các chú bám thành tầu hay đứng ở các bậc lên xuống không kịp nép mình vào trong là bị gạt xuống sông một cách “vô tư”. Cầu Hương Canh, Phúc Yên hay Thạch Lỗi là những nơi “đón” nhiều chú sinh viên về với hà bá. Riêng trường Quân sự có Cao Quý Vũ (con chú Cao Văn Khánh) khi lên trả phép, vì tầu chạy đêm, gió mát, Vũ vừa ngả người ra đón gió thì bị thành cầu Hương Canh bất ngờ gạt xuống sông. Khi vớt xác lên vẫn còn thấy một vết thương hằn lên mặt. Thật là tội nghiệp!

Khi đã hết chỗ đứng bên cửa sổ, thì xin mời… lên nóc. Sinh viên thật vô tư trước cái chết cận kề(!?). Có chú trở về trường sau một ngày no say với mẹ, leo nóc tầu, có gió mát trăng thanh, tầu lại xình xịch ru ngủ, đang mơ màng… thì tầu chạy ào qua cầu, theo phản xạ tự nhiên giật mình ngồi dậy. Thế là bị khung giằng cầu gạt xuống sông. Sớm hôm sau, bạn bè lại lặn ngụp tìm xác…

Cái chết của kẻ đi trước không là bài học cảnh tỉnh cho những chú đi sau. Sinh viên xa nhà như những con thiêu thân “pu-pha si-sâng” (không sợ hy sinh!) mỗi khi trao mình cho nhà tầu. Còn nhà tầu thì tỏ ra bất lực trước những cái chết của sinh viên. Sau này, mỗi khi qua cầu, cả đoàn tầu phải đi chậm lại, hú còi ầm ĩ báo động rồi mới từ từ bò qua. Riêng hai đầu cầu Phúc Yên cách 50m phải dựng hẳn một khung sắt treo tòng teng những sợi cao su dài đánh động cho cánh ngồi nóc.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2008

Ông bạn tôi

Dẫn: Tôi có 2 ông bạn. Ông nào cũng thân. Một ông thì chịu ơn ông kia, còn một ông thì luôn vô tư giúp bạn. Một ông rất muốn viết về bạn mình (“Tôi biết đã đến lúc nên nêu gương tốt cho bạn bè hiểu nhưng tự mình viết ra thì không thật tế nhị”!), còn một ông thì không muốn ai ca ngợi những việc mình đã làm.

Thôi thì vì việc chung, xin chấp bút hộ bạn nhưng không nêu đích danh, còn ai muốn hiểu thế nào cũng được! (Đại tá Lữ)

“Nhớ ngày xưa thân ái…”

Xin đựoc dùng một đọan ca khúc tôi hay hát ngày xưa để vào đề. Tôi và P ngoài tình bạn Trỗi còn là anh em kết nghĩa vì cùng là đồng hương Thừa Thiên - Huế. Theo tôi, P là đứa bạn chín chắn, thuỷ chung, ít nói, không phô trương và nhiều điều sâu thẳm luôn giấu kín trong lòng. Đầu những năm 1970, cùng ở Đại học Quân sự trên Vĩnh Yên, P là học viên Khoa Cơ điện nên thường qua thăm. Thấy tôi nghiện thuốc thì mỗi lần sang lại dúi tiền vào tay, mặc dù lúc đó P chỉ có phụ cấp 5 đồng. Ông già P, ngày ấy là Vụ trưởng Vụ Thể thao quốc phòng, biết bạn con là đồng hương nên cụ rất quý.

Cuộc đời binh nghiệp trôi nổi, 2 đứa bặt tin nhau… Cho tới giữa năm 1994, P ra Hà Nội hỏi thăm thì biết tôi đang sống ở Huế. Thế là P bay vào Huế tìm bạn. Thấy tôi suốt ngày lang thang các xó xỉnh, trưa về lại ôm chai rượu rồi thơ thẩn vớ vẩn, cuộc sống bế tắc. P lo lắng: “Cứ mãi như thế thì chết. Ông vào Sài Gòn đi, có việc làm, có tiền để sống!”. Tôi bàn với vợ rồi khăn gói vào thành phố. P giao cho chân chạy vật tư.

Từ chính cái văn phòng của P mà tôi gặp lại bao nhiêu bạn bè, đồng nghiệp. Đối với tôi đó là bước ngoặt của cuộc đời. Bạn bè có nhau, tôi có công việc rồi thì xa được rượu. Vào đến thành phố tự nhiên con mắt mình được mở to ra, không còn như “e'ch ngồi đáy giếng”. Vào thành phố tôi thấy mình trẻ ra, khỏe ra.

Bạn với chúng tôi và với đời

Sau khi ra trường, P về quân chủng Hải quân, công tác đến chục năm, từng tham gia mặt trận biên giới Tây Nam. Bị thương rồi chuyển ngành vì từng là lính hải nên ra làm thủy thủ tàu viễn dương. Tham gia những chuyến hàng “công-tư kết hợp” cho đến khi đánh “hàng chợ” không còn ăn, P cởi áo lên bờ và hoạch định một hướng đi nghiêm túc.

Từ một chàng trai mặc áo lính không hiểu biết tí gì về kinh doanh, P chịu khó học thêm trong sách vở cũng như thực tế ngoài đời. Bắt đầu là một số vốn nho nhỏ, sau một thời gian nhờ sự quan hệ, giao tiếp, cộng thêm ít nhiều may mắn mà P có một số vốn đáng kể. Sự thực đã đưa anh đến những thành công nhất định. Có lần hỏi: Bí quyết của sự thành công?, rất nhanh P nói: “Chữ tín! Đơn giản vậy thôi!”. Là doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực may mặc, nhưng với P không bao giờ thoả mãn. Khát vọng, hoài bão của một thời trai trẻ luôn bùng dậy. Anh luôn cân nhắc, đắn đo và thận trọng với những hoạch định, những ý tưởng. Với đối tác – anh luôn thân thiện, cùng bắt tay vào công việc. Chúng tôi hay đùa: P là nhà doanh nghiệp luôn tiếc thời gian.

Ngoài công việc P là một người bạn đúng nghĩa, sẵn sàng nhường nhịn, sống trung thực, luôn gần gũi và giúp đỡ mọi người. Không chỉ tôi mà P còn giúp nhiều anh em. Hễ biết ai khó khăn, nghe Ban liên lạc vận động là ủng hộ liền. Con bạn bè cần chỗ thực tập thì P gật đầu: “Cứ cho về đây, tuy thực tập nhưng có cơm nuôi. Nếu làm có hiệu quả thì có lương. Sau này thích làm ở đây thì OK liền. Nhưng nhớ là phải làm việc nghiêm túc!”. Với thày cô cũng vậy. Thày Trần Sinh ở tận Cần Thơ có cô con gái thất nghiệp, P nhận về làm thủ kho, phụ trách cấp phát nguyên phụ liệu. Vậy là em nó tự lo được cuộc sống, đỡ vất vả cho thày. Chuyện như thế đếm mười đầu ngón tay vẫn còn thiếu!

Khó khăn của công nhân luôn chồng chất và muốn họ gắn bó với mình thì trước hết phải đồng cảm, biết sẻ chia những điều bình thường nhất. Vậy là ông giám đốc luôn động viên, chia sẻ và ước vọng cải thiện mức sống cho anh em.

Không chỉ mình P là bạn tốt

Sẽ khiếm khuyết nếu không nói về chuyện có dư vị tình yêu của chàng sĩ quan hải quân trẻ. Trong những ngày chiến đấu ở mặt trận Tây Nam, P bị thương và được chuyển ra Hà Nội. Cũng như bao người lính P được điều trị và chăm sóc chu đáo. Rồi người sĩ quan trẻ ấy lọt vào mắt của cô bác sĩ trẻ mới ra trường. Cô thường đến chăm sóc anh. Những cử chỉ thiện cảm rất đỗi vô tư làm cho trái tim anh rung động. Khi vết thương dần lên da non cũng là lúc tiếng gọi tình yêu thì thầm nơi sâu thẳm. Những ngày vắng cô, lòng anh trống trải; khi cô xuất hiện với vẻ mặt tràn đầy sức sống, lòng anh rung động mãnh liệt. Họ không nói với nhau nhưng chỉ cần qua ánh mắt thì mọi ngôn ngữ trên đời bỗng nhạt nhẽo đến vô vị. Những khoảnh khắc ánh mắt trao nhau – đó là nụ cười, là sự sẻ chia, là sự đùm bọc cho ngọn lửa lòng ấm dần lên. Rồi họ trao nhau những nụ hôn rung động đầu đời. Họ thực sự là nửa còn lại của nhau. Tình yêu đẹp tác thành hạnh phúc đôi lứa…

Chả khác gì chồng, bà xã P cũng rất nhiệt tình với bạn bè, nhất là con cái lính Trỗi. Là bác sĩ nhi, chị say mê với việc khám, chữa bệnh cho các cháu. Giỏi là tòan dùng thuốc nội hay lá lẩu mà lại chữa khỏi bệnh.

Đi đâu họ cũng có đôi nên chúng tôi bình bầu đây là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất!

Tâm tư

Chúng ta đã qua bên này dốc của cuộc đời. Ai cũng có những ưu tư, trăn trở, muốn chạy đua với thời gian. Rồi cuộc sống bận rộn đã lấy đi nhiều kỷ niệm của thuở xa xưa, thậm chí có ai đó thờ ơ quay lưng lại với quá khứ. Nhưng riêng P vẫn là người bạn mẫu mực thuỷ chung, luôn là một nốt nhạc nhen lên sự sôi nổi của một thời, vô tư hàn gắn những kỷ niệm mà vô tình lúc nào đó chúng ta đã lỡ quên…

Thủ trưởng Quỳ

Ông từng là Giám đốc Học viện tới cuối thập kỷ 1990. Dù ông từng cương quyết không đồng ý cho anh em giáo viên (trong đó có tôi) rời khỏi trường nhưng phải nói ông là 1 nhà khoa học chân chính.
Ông vốn học và làm nghiên cứu sinh ở CHDC Đức. Trước khi lên trường từng ở "B" Hóa (Viện KTQS). Ngày ở trường với chúng tôi, ông sống cực kì liêm khiết. Về HN nhưng không bao giờ ăn cơm ở nhà, thậm chí khi ốm phải nằm Viện 108, gia đình cũng phải lấy cơm ở Trạm 23 Phan Bội Châu vào cho ông. Có tiêu chuẩn xe con nhưng nghỉ cuối tuần về HN lại đi bằng xe ca cùng cán bộ.
Là cán bộ quản lí nhưng gốc là dân khoa học nên có tính hay quên. Chuyện vui có chú lái xe hay đi cùng sếp. Một lần thấy chú cầm cuốn Tóan bổ túc lớp 9 trên tay thì hỏi: “Cậu đang học lớp 9 à? Cố lên!”. Ngay hôm sau lại thấy chú cầm cuốn truyện thì hỏi: “Ôn thi Văn lớp 10 à? Tốt!”. Có lần sang khu 125 kiểm tra, tới đầu nhà này thấy 1 giáo viên giơ tay lên mũ chào, ông niềm nở hỏi: “Cậu đi giảng à? Có khỏe không?”. Khi lững thững đến đầu nhà kia lại gặp anh ta: “Thế nào khỏe chứ? Cậu ở đơn vị nào, đi đâu đấy?”.
Chả thế có lần anh Đòan Mạnh Hưng, phụ trách Cơ sở 2 từ SG ra, rủ tôi đến Nam Đồng trình diện. Khi đó là Phó bộ môn, thỉnh thoảng tôi cũng đi giao ban do cụ chủ trì. Anh Hưng chỉ vào tôi giới thiệu: “Đây là anh Quốc làm ở Machinoimport, Bộ Ngoại thương”. (Lúc đó chỉ sợ ông phát hiện ra Quốc “thật” thì bỏ mẹ!). Thấy mắt ông rạng rỡ như nhận ra điều lạ lẫm (có lẽ vì ít có hiểu biết về ngành nghề dân sự):
- Cty Nhập máy à? Thế đồng chí làm gì?
- Dạ, phụ trách XNK máy bay, tầu hỏa ạ.
- Lọai gì, kể tôi nghe!
- Dạ, nhập máy bay phản lực dân dụng TU-154 của Liên xô cho Hàng không VN, (chả là khi đó ta chỉ bay bằng máy bay Nga), rồi xuất đầu máy hơi nước (chả là hồi đó tuyến đường sắt Phan Rang-Đà Lạt “chết” vì không sử dụng được đầu máy hơi nước có gắn hệ thống móc kéo để lên dốc) cho Thụy Điển đưa vào bảo tàng đầu kéo tầu hỏa…
- Vậy à, tổng kim ngạch XNK của ta thế nào?
Tôi cứ thế mà bốc phét vì có thông tin cập nhật từ thằng em làm ở Machino... Chuyện này râm ran mãi trong anh em, như Tiếu lâm. Cái chính là sĩ quan không mấy xa ông mà ông lại không nhớ!
Cho đến thời gian gần đây, mỗi lần ra HN, tôi hay chạy thể dục ở hồ Halle, nếu lạnh quá thì về Cung Văn hóa hữu nghị. Một sớm, mới có 6g30 đã thấy ông đi dạo ở sân Cung với cái dáng lụ khụ, đầu đội mũ mềm, trên mình khóac bộ quân phục kha-ki bạc màu. Tôi nhanh nhảu:
- Chào Thủ trưởng Quỳ!
- Chào anh. Thế anh ở đơn vị nào mà biết tôi?
- Dạ, Học viện ạ!
- À, anh em Học viện.
- Thủ trưởng đi đâu sớm vậy?
- Tớ sinh họat ở Câu lạc bộ Thăng Long. Hôm nay nghe nói chuyện thời sự, mà 9g mới bắt đầu. Tớ đi xe búyt lên sớm nên dạo dạo quang Cung.
Thăm hỏi vậy rồi đi…
Lần rồi gặp Thái - cựu học viên k15, nay là Phó trưởng bộ môn Hóa - được nghe chuyện cảm động: Mấy năm trước thầy Quỳ đến thăm Học viện và tâm sự “Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp khoa học, tớ chỉ có sách. Nay có ý định tặng lại Học viên và bộ môn tủ sách với hơn 500 cuốn”. Thấy thế Viện trưởng Luyện nói ngay: “Cảm ơn Thủ trưởng! Nếu anh cho phép thì ngay ngày mai Học viện sẽ cho xe đến chở sách về”. Nghe vậy thầy lắc đầu: “Không thế được. Sách quý phải bàn giao dần. Khi nào rỗi, Thái cứ đến và tôi sẽ giao từng cuốn một”… Cứ như vậy, không biết bao nhiều lần Thái đi xe Honda đến và nhận từ tay thầy từng cuốn một. Thầy còn nói rõ cuốn này mua khi nào, tại đâu, sách nên dùng vào việc gì... Lo nhất là đến khi nào thầy mới giao hết?!

Gặp lại thủ trưởng Lê Phương Cảo

Tuần trước nhận điện thọai anh Lâm Quang Phụng, sếp cũ của Khoa Vô tuyến, mời dự cưới cháu Bảo - cu út. Cũng là cơ hội gặp đồng nghiệp cũ, tôi nhận lời. Trưa thứ bảy 10/5/2008, tới nhà hàng 281 Tôn Đức Thắng thì gặp anh Luyện và bậc đàn anh là giáo viên của Khoa. Anh Phụng trốn viện về làm đám cưới cho con vì xuất huyết não nhẹ đang phải nằm cấp cứu.
Khi đang “lập mâm” thì qua bàn các cụ có thủ trưởng Cảo. Tiến lại gần, tôi giơ tay chào ông theo đúng điều lệnh. Đã ngòai 80 mà người ông vẫn gọn gàng, dáng nhanh nhẹn, riêng cái mũi vẫn khịt khịt và bệnh nghễnh ngãng thì “vẫn thế” (xưa cánh giáo viên hay gọi ông là Cảo “điếc”!) trên tai vẫn phải gài máy trợ thính.
- Thủ trưởng vẫn khỏe?
- Tớ vẫn thế. - Ông nở nụ cười, giơ tay bắt lại - Cậu ở trong Nam ra à? (Vậy ông chưa quên tôi).
Thăm hỏi vài câu rồi phải về "mâm". Lát sau ông sang bắt tay từng người rồi nói với tôi: “Cậu vẫn tinh (giọng mũi khìn khịt nên nghe như chữ “tình”!) nhỉ?”. (Chả hiểu ông muốn nói tuy xa nhau đã lâu mà cặp mắt vẫn tinh tường nhận ra thủ trưởng cũ hay cặp mắt vẫn đa tình?!). Rồi ông hỏi chuyện về anh em Học viện trong Nam, cả tình hình anh Giao, anh Ngân. Tôi nhắc tới anh Ngân đang ở Berlin thì ông cười, nháy mắt: “Thằng Ngân là ghê lắm đấy!”. (Hiểu ý cụ muốn nói "cái khỏan kia tốn lắm", tôi cười và nắm bàn tay phải giơ lên hưởng ứng). Hỏi thăm biết cu Nghĩa và cu Đạo nhà cụ vẫn sống và làm ăn ở HN, riêng cô út thì ở Đức.
Làm tới Phó Giám đốc phụ trách huấn luyện nhưng ông rất gần gũi anh em giáo viên, được mọi người qúy mến. Ông từng là học viên quân sự chuyên ngành súng pháo ở Penza, tới thời kì “xét lại” ở Liên xô (năm 1963) thì phải về mà chưa bảo vệ tốt nghiệp. Nghĩa là ông chưa có bằng tốt nghiệp đại học, chưa là kỹ sư mà lại là cán bộ lãnh đạo nhà trường đào tạo kỹ sư, cán bộ KHKT của quân đội. Hiểu những khó khăn “chưa bằng cấp” khi làm việc, nhất là “với trên” khi xét để “phát triển”, anh em (nhất là cánh Khoa Cơ điện) đã có lời khuyên: hoặc nhà trường (mà chính là Khoa) ra quyết định đặc cách tốt nghiệp, hoặc là ông nhận làm 1 đề tài rồi nhà trường lập hội đồng bảo vệ tốt nghiệp cho ông. Nghe cả 2 phương án ông đã lắc đầu: “Làm vậy người ta cười cho”.
Có kỷ niệm khó quên là anh Hà Phạm Phú (giáo viên Khoa Cơ điện, nay là Giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn) cuối những năm 1970 có viết truyện ngắn gửi lên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong chuyện lấy đại đội trưởng Cảo làm nhân vật chính nhưng gán cho cái tên “Cao Hỏi”. Bị đưa lên báo chí như vậy như bêu xấu(!), vậy mà ông chỉ cười hì hì. Có lẽ chính vì thế mà Đại tá Lê Phương Cảo dù nghỉ đã lâu nhưng vẫn được lính tráng quý mến, trân trọng.

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2008

Văn nghệ quần chúng - Điệu hò "Ước gì..."

Ngày ở Vĩnh Yên, nhóm "Tứ quái" đã lưu truyền thơ lục bát kiểu Bút Tre (mà nguồn từ phóng tác của Giang "mù"). Sau này khi bôn ba hải ngọai, anh em đã phát triển theo điệu hò Nam bộ cải biên “Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai hò lờ, ai đi hò lờ”.

Nay xin phổ biến rộng. Tất nhiên hò nghe ra hơi tục nhưng khi giảng thì rất thanh!!!

Đây là kiểu hò tập thể nhưng có người dẫn và nhiều người huởng ứng. Ví dụ dưới: người dẫn đọc phần chữ đứng vừa hết thì anh em hò theo phần chữ nghiêng:

“Ước gì em được làm xe (“Ai đi hò lờ”)

Để anh làm bánh (“Ai đi hò lờ”) , ta đè lên nhau (Hò lơ hó lơ ...)

“Ước gì em được làm cau

Để anh làm bẹ (ta) ôm nhau suốt ngày”

“Ước gì em được làm chày

Để anh làm cối suốt ngày ta bên nhau”

“Ước gì em được làm trâu

Để anh làm đỉa anh bâu vào đùi”

“Ước gì em được làm ruồi

Bay qua toa-let để nhìn… “chuồi” anh”

“Ước gì em được làm chum

Để anh làm gáo ta ùm ùm suốt đêm”

“Ước gì em được làm lò

Để anh làm củi, anh thò vào trong”

Chị em vốn sẵn tính lười

Riêng em anh thấy là người cần… cu

Gần đây để ủng hộ phong trào ăn rau sạch thì có:

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn

Đi thì mới biết không hơn đồ nhà

Đồ nhà tuy xấu tuy già

Nhưng là rau sạch của... bà ngọai cho!!!


Cứ thế mà phát triển!

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2008

Lính khoá 6 và những năm tháng ở Trường Quân sự

NGUYỄN HỮU NGHỊ (Học sinh khóa 6)

Tốt nghiệp phổ thông, đám lính Trỗi khoá 6 chưa kịp làm quen với các bạn gái trong lớp thì lại rủ nhau đăng ký thi vào trường Đại học kỹ thuật quân sự, khi được các chú ở Cục cán Bộ đả thông: học tập nắm vững khoa học kỹ thuật tiến tiến cho quân đội cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đây cũng là năm đầu tiên trường Quân sự trực tiếp tuyển sinh phổ thông. Có rất nhiều bạn học tại “trường chuyên” ở các tỉnh trên miền Bắc cũng được tuyển chọn. Lúc tập trung nhập ngũ tại Quân khu Thủ đô, tôi gặp nhiều bạn Trỗi cùng khoá: Phạm Ngọc Chỉnh, Vũ Việt, Lê Minh Chính, Vũ Biên Hoà, Vũ Điện Biện, Nguyễn Văn Hoà (còm), Trần Đăng Sơn, Trần Tuấn Quảng, Nguyễn Anh Minh, Thắng “híp”, Sơn “Tu la” , Chí Hùng, Gia Bình, Phạm Bình, Nguyễn Trọng Vinh Quang, Ngô Sơn, Nguyễn Việt Sơn “ton”, v.v...

Sau kỳ thi, một số bạn chuyển về học tại Đại học Quân y, một số thiếu điểm chuyển về các đơn vị phòng không bảo vệ miền Bắc và còn lại học với nhau tại trường Quân sự. Hết năm học thứ nhất, một số bạn được chọn đi Tây (như đã có bài viết trong tập 2), số còn lại tiếp tục học tập tại trường. Khoá 6 lúc ban đầu gồm hai đại đội C163 và C164. Hết hai năm cơ bản thì chia ra các trung đội học theo ngành Cơ khí, Vô tuyến điện và Công trình. Các bạn Trỗi học cùng khoa Vô tuyến có Lê Minh Chính, Trọng Quang học lớp Vô tuyến, Dũng Minh (khoá 5 trường Trỗi), Phạm Minh Đạo, Vũ Việt và Nguyễn Hữu Nghị lớp Hữu tuyến. Chúng tôi chơi với nhau, ăn cơm cùng mâm và động viên, giúp đỡ nhau học tập trong suốt thời gian ở trường.

Khoá 6 đã tham gia vào nhiều sự kiện lớn của trường như khai thác sặt trên núi Tam Đảo để xây dựng trường (năm 1972), đi khắc phục hậu quả giặc Mỹ ném bom tại Khâm Thiên, Hà nội (đầu năm 1973), duyệt binh mừng ngày tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam (ngày 1 tháng 5 năm 1973) và tiếp quản miền Nam sau ngày giải phóng. Ở đâu và bất kỳ thời điểm nào, lính Trỗi cũng hăng hái đi đầu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khai thác sặt

Sặt là một loại cây rừng, thuộc họ tre, trúc. Khai thác sặt là một nhiệm vụ gian nan và vất vả. Nhưng với chúng tôi, được học làm “tiều phu” từ lúc còn bé nên công việc không khó khăn cho lắm - vì đã quen cầm dao quắm, chặt cây, đốn củi từ hồi trường Trỗi ở Thái Nguyên (1965-1966). Sáng dậy sớm, vệ sinh cá nhân, ăn bữa chính xong rồi nhận một gói cơm nắm cho bữa trưa. Đúng 6 giờ, lên đường. Tôi hay đi cùng Vũ Việt. Chúng tôi đi sâu vào rừng, leo dốc dựng đứng để lên tới đỉnh núi Tam Đảo. Từ cửa rừng vào chỗ khai thác mất chừng 2–3 tiếng. Tiêu chuẩn được giao: mỗi bó sặt phải từ 15 – 20 cây trở lên, mỗi cây dài 4–5m , đường kính gốc 5–6cm. Phải biết chọn cây và chặt, phát cành và bó lại. Sau 2 tiếng thì công việc hoàn thành. Hai đứa giở cơm nắm ra ăn, tếu táo kể chuyện hồi bé ở rừng Đại Từ rồi ngả lưng nằm nghỉ một lúc thì “hạ sơn”. Nhiều hôm hết nước đành vục nước suối uống cho đỡ khát. Trên vai là bó sặt nặng, đường rừng khấp khểnh chúng tôi nối đuôi nhau trở về. Ở những đoạn dốc cao dựng đứng thì bó sặt và người như dính vào nhau cùng lao xuống núi. Biết là rất nguy hiểm nhưng vì quán tính quá lớn nên đành phải làm vậy. Đoạn mệt nhất là đoạn cuối cùng, đường tuy bằng phẳng nhưng lại quá dài (đến 2km), bó sặt nặng đã làm cho sức cùng lực kiệt. Khoảng 4 giờ chiều về đến bãi sặt. Vứt bó sặt cái rầm rồi chạy nhanh ra suối tắm. Thật là sung sướng vì một ngày làm việc đã kết thúc! Thời gian cứ thế trôi qua, chúng tôi đã trở thành “thổ công” của vùng rừng Tam Đảo. Dân địa phương, lúc ban đầu, còn chỉ dẫn cho chúng tôi; nay muốn kiếm mấy cây sặt để sửa nhà cũng đành phải theo sau mấy anh đeo quân hàm “sơ mít”. Sau đợt này, chúng tôi trở về trường.

Khâm Thiên năm 1972

Giữa năm 1972, sau đợt khai thác sặt trở về, chúng tôi chuẩn bị bước vào năm học mới. Vào học chưa được bao lâu, chúng tôi được lệnh hành quân - di chuyển gấp ra khỏi khu vực núi Trống, ngay trong đêm. Gói gọn quần áo, nhét sách vở vào trong ba-lô, khoác súng trên vai chúng tôi ra tập trung. Lúc đó đã gần 12 giờ đêm. Tranh thủ lúc tập trung, tôi tạt qua chia tay các bạn chuẩn bị đi học ở Ba Lan (Trọng Quang, Sơn “Tu la”…). Chúng tôi hành quân bộ suốt đêm, qua thị trấn Hương canh, tiến thẳng ra phía bờ sông Hồng. Đến xã Yên Thư, bộ phận tiền trạm đã chuẩn bị trước với xã nên dẫn từng tiểu đội vào đến nhà dân. Mệt, không thèm rửa chân tay, chúng tôi lăn ra ngủ. Ngay trưa hôm sau, khi đang ăn cơm, thấy máy bay Mỹ quần đảo và ném bom xuống một vùng cách chỗ chúng tôi vừa rời đi không xa. Mọi người lo lắng không hiểu máy bay Mỹ ném bom xuống đâu? Đến chiều, tốp các bạn đi học ở Ba Lan hành quân đến, thông báo: máy bay Mỹ ném bom xuống khu vực đóng quân cũ của trường, cạnh núi Trống, nhưng không gây thiệt hại gì ngoài một con bò bị trúng bom gãy chân. Vậy là nhờ có thông tin chính xác của quân báo mà chúng tôi bảo toàn được lực lượng.

Những ngày cuối năm 1972, giặc Mỹ điên cuồng ném bom B52 xuống Hà nội. Việc học tập tạm dừng. Chúng tôi bắt tay vào đào hầm và luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngồi trên đê sông Hồng, nhìn về phía Hà nội, nghe thấy tiếng bom rền mà lòng thấp thỏm, lo lắng; nhưng thật sung sướng khi thấy tên lửa và đạn pháo bắn lên dày đặc, nhất là khi thấy những mảnh xác máy bay B52 cháy, tung toé trên bầu trời, chúng tôi hét hò ầm ĩ. Sau ngày 26 tháng 12, chúng tôi được lệnh trở về Hà nội cứu dân, khắc phục hậu quả ném bom B52. Nhưng chỉ vào Hà Nội vào ban đêm, còn ban ngày rút ra ngoài. Trước khi rời Yên Thư, hai bà mẹ già là chủ nhà đã làm một bữa cơm tiễn tôi và Quý Sơn. Coi chúng tôi như con cháu trong nhà, các cụ dặn dò rất cẩn thận,. Thật cảm động vì sự thương yêu, đùm bọc của nhân dân! Chuẩn bị xong xuôi, chúng tôi hành quân về tập kết bên kia sông Hồng, thuộc địa phận Sơn Tây.

Sau thất bại nặng nề của chiến dịch ném bom Hà Nội bằng B52, Mỹ phải tuyên bố xuống thang, chấm dứt ném bom. Kế hoạch của chúng tôi cũng thay đổi. Xe ô tô đưa chúng tôi đến Ngõ Chợ Khâm thiên và trú nhờ trong một ngôi trường nhỏ. Quang cảnh hết sức đau thương. Chỉ dãy nhà ngoài phố là còn nguyên vẹn. Sau một dãy nhà - tất cả đã bình địa. Ngổn ngang đổ nát. Chúng tôi được phân công dọn dẹp ở sau rạp chiếu bóng Dân Chủ. Mùi dầu xả và mùi da thịt cháy sém, bốc lên mùi hôi thối bám lấy chúng tôi suốt ngày. Chúng tôi lao vào dọn dẹp đường phố, đào bới nhưng nơi nghi còn xác người, đắp đường vào nhà cho dân. Chúng tôi làm việc không biết mệt mỏi.

Một hôm, tiểu đội do Quý Sơn làm tiểu đội trưởng (có tôi và Vũ Việt là hai lính Trỗi), nhận lệnh đi đào bom nổ chậm. Chúng tôi hành quân từ Ô Chợ Dừa, qua Ngã Tư Sở lên phía Cầu Mới rồi rẽ trái men theo sông Tô Lịch. Trước mặt là một hố bom lớn, miệng rộng khoảng 15m, sâu đến 10m, có dạng phễu. Một đơn vị dân quân tự vệ đang đào bới nhưng không ai biết đây là lọai bom gì. Nghe nói bom do máy bay F-111 bị bắn rát nên thả vội xuống để chuồn. Chúng tôi phân công nhau vào vị trí. Cánh dân quân tự vệ nhường chỗ cho anh em bộ đội. Cả tiểu đội xuống đáy hố bom, khẩn trương đào và chuyển đất lên. Không ai nói với ai một lời. Cho đến hết ngày nhưng vẫn chưa thấy quả bom. Ngày hôm sau, tiểu đội lại nhận nhiệm vụ khác. Không rõ có ai đào được quả bom đấy không?

Hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi trở lại trường nhận nhiệm vụ mới: Tham gia duyệt binh mừng ngày tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Chúng tôi lại lên đường…

Hà Nội, 15-10-2005

Nhớ về Khoá 6 của tôi

NGUYỄN HỮU NGHỊ (Học sinh khóa 6)

Các bạn có biết vì sao khóa chúng tôi được gọi là khóa 6? Vì theo thứ tự các khóa trường Trường Trỗi thì chúng tôi xếp thứ 6. Theo thông lệ mỗi năm, chúng tôi gặp mặt nhau hai lần: vào tháng 6 và tháng 12. Tháng 12 là “tháng của lính” vì có ngày 22 tháng 12. Còn tháng 6 có hai ngày quan trọng trong cuộc đời lính chúng tôi: Đó là ngày nhập ngũ 3 tháng 6 và ngày nhập trường Văn hoá quân đội 6 tháng 6!

Ngày nhập trường

Nhớ lại đầu năm 1965, tình hình chiến sự tăng dần theo thời gian làm việc của bố mẹ chúng tôi, vì họ đều là bộ đội. Bố mẹ đi làm sớm hơn, chiều về muộn hơn và anh em tôi cũng ít được gặp bố mẹ hơn, phải làm việc nhà nhiều hơn. Sau Tết ta, tôi tạm xa Hà nội cùng các bạn trong khu tập thể 25 Phan Đình Phùng, đi sơ tán về nông thôn để học tiếp phần còn lại của học kỳ 2. Kết thúc năm học, khoá chúng tôi được miễn kì thi tốt nghiệp cấp I, lên thẳng lớp 5. Về Hà Nội nghỉ hè, tôi vội đi tìm cánh bạn học cũ. Vừa ra đường, gặp ngay Thắng “híp”. Bạn vui vẻ thông báo: “Tao và một số đứa sắp được đi học trường Thiếu sinh quân. Trường hay lắm, sống như bộ đội... “. Tôi hỏi:

- Làm sao mà mày vào được?

- Bố tao xin cho.

Lúc đó, tôi không còn nghĩ điều gì khác nữa vì tôi cũng muốn được đi học trường Thiếu sinh quân như các bạn, muốn trở thành bộ đội như các bạn. Tối hôm đó chờ bố đi làm về, tôi nói ngay: “Bố ơi, xin cho con đi học trường Thiếu sinh quân! Các bạn của con được đi hết rồi. Như bạn Thắng con bác Nam, bạn Hoà con bác Đôn, bạn Biên con bác Cẩn…”. Tôi kể tên một loạt các bạn để thuyết phục bố. Ông cũng chưa biết có trường này và hứa sẽ hỏi Cục Cán bộ. Suốt tuần, ngày nào tôi cũng hỏi bố về chuyện này. Cuối cùng, bố cũng nói với tôi rằng đã xin cho tôi được đi học trường Thiếu sinh quân. Sướng quá, tôi chạy đi khoe ngay với các bạn. Tất cả chúng tôi cùng chờ ngày tập trung lên trường.

Ngày 6 tháng 6 năm 1965, cùng nhiều bạn bè, chúng tôi lên xe, xa Hà nội. Tất cả chúng tôi vui đùa mà không cảm nhận được rằng kể từ hôm nay chúng tôi phải rời xa vòng tay chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ và gia đình, vào sống trong một mái trường quân đội. Đó là ngôi nhà thân yêu của chúng tôi trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại miền Bắc và giải phóng miền Nam.

Trại Hoè, Phố Thắng, Hà Bắc. Ở đây có sân bóng rộng mênh mông. Không gian thoáng đãng. Ôi thích quá! Chúng tôi được chia thành tiểu đội và sống cùng trong một ngôi nhà lớn. Chúng tôi phải làm quen với thời gian biểu chặt chẽ. Sáng phải thức dậy sớm tập thể dục, rồi vệ sinh cá nhân, ăn sáng và học bài. Chiều tự học rồi chơi đá bóng, tắm giặt và ăn tối. Chúng tôi quen dần với các tiếng kèn báo hiệu. Khi có kèn “Cơm cơm cà, cơm cơm muối, ai có đói thì về mà ăn!” là chúng tôi phải xếp hàng ngay ngắn, đi xuống bếp. Khi có kèn ngủ là tất cả phải lên giường, tắt đèn dầu đi ngủ. Thậm chí không được nói chuyện riêng. Chúng tôi quen dần với nếp sống mới. Nỗi nhớ gia đình cũng nguôi dần. Chúng tôi vui đùa, học tập cùng nhau. Vui nhất là những đêm sáng trăng, lũ chúng tôi cùng nhau chơi trò trốn tìm, trò bắn bùm và nhiều trò trẻ con khác. Chiều chiều lại ra kênh thuỷ nông ở gần trường tập bơi… Chính tại sân bóng, chúng tôi gặp lại nhiều người quen cũ (các bạn, các anh cùng sống quanh Thành Cửa Bắc), rồi dần dần làm quen với nhiều bạn bè, anh em ở các khu tập thể quân đội khác. Trước lạ, sau quen, tất cả hoà thành một khối thống nhất. Đúng là cả trường là anh em. Năm đó chúng tôi là lớp em út của cả trường, mới 11, 12 tuổi.

Cuộc sống tập thể vui vẻ cũng không át được không khí chiến tranh. Vùng quê yên tĩnh cũng đã bị khấy động bởi máy bay Mỹ. Máy bay trinh sát cách mặt đất có lẽ chỉ vài trăm mét, trông to như tấm phản, xé trời bay qua, bay lại. Các vị “tham mưu con” đoán già đoán non: Mỹ sắp đánh trường ta… Một buổi chiều, chúng tôi được lênh thu dọn đồ đạc, lập tức di chuyển. Các thày, cô chuẩn bị nước uống, cơm nắm cho chúng tôi. Chục chiếc xe tải quân sự, bịt bùng, xếp hàng dọc ở sân bóng. Chúng tôi trèo lên xe, bắt đầu một cuộc hành quân đêm. Đi nhưng không biết đích đến. Xe cứ chạy. Chúng tôi ngủ gà ngủ gật. Cho đến mờ sáng hôm sau thì dừng. Trời se lạnh. Nhìn phía trước là núi cao, sương mù phủ kín. Không xa bãi xe đậu là con suối lớn và gốc đa cổ thụ. Hỏi ra mới biết đây là vùng núi xã An Mỹ, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên. Một cuộc sống mới lại bắt đầu.

Bài học từ công tác “Dân vận”

Đã là bộ đội phải biết dân vận, dù đó là bộ đội lớn hay bộ đội bé như chúng tôi.

Ngày đầu lên Đại Từ, chúng tôi sống nhờ trong nhà dân. Sau đó chuyển vào ở doanh trại ngay cửa rừng, gần thác Bom Bom; đến năm học 1966-1967 thì chuyển ra phía ngoài. Vì được “ba cùng” với nhân dân mà chúng tôi đã trưởng thành. Ở nhà dân, chúng tôi có thói quen quét dọn nhà cửa sạch sẽ, đi về đều chào hỏi chủ nhà, ra đường mau miệng với bà con hàng xóm. Thấy vậy ai cũng quý.

Quả thật là học sinh “cày đường nhựa” chúng tôi không hề biết làm các công việc đồng áng. Lúc mới nhập gia, thấy chủ nhà xay thóc, giã gạo thì cũng tò mò học hỏi, xin thử làm quen, đến khi thành thạo rồi thì “ghé chân ghé tay” vào giúp. Xay thóc thì phải biết đứng gié chân chèo, tay đẩy đều cần xay. Còn khi giã gạo thì một chân đứng tì lên phía đuôi chày, chân còn lại đứng trên thành chày, nhún nhẩy nhịp nhàng. Chúng tôi còn biết cả giã gạo chày đôi. Thật là những bài học đáng quý!

Tôi không quên được buổi lội ruộng lần đầu tiên đi gặt lúa, cấy lúa. Hôm đó, tiểu đội tôi được phân công đi gặt. Ngay tại ruộng, chúng tôi được hướng dẫn cách cầm liềm, cách quơ gốc lúa, các đặt bó lúa đã cắt trên ruộng và sau đó là cách đập lúa. Sợ nhất là bị liềm cắt vào tay và sợ bị đỉa cắn. Chỉ nhìn những con đỉa to bằng ngón tay cái bơi lội tung tăng dưới ruộng là tôi sợ hết cả hồn. Nhưng nhìn những bác nông dân đưa tay thoăn thoắt, cắt lúa nhanh gọn làm tôi như quên đi nỗi sợ. Tôi và các bạn cùng ào xuống ruộng, tay cắt lia lịa. Làm mãi rồi quen, rồi dần tiến bộ, gặt nhanh hơn, thóc ít rơi vãi hơn. Cứ như thế chúng tôi gặt xong cả thửa ruộng. Nhờ những bài học ấy mà sau này, vào những ngày nghỉ ở đơn vị, tôi hay cùng Tiến “bồ” lội xuống ruộng, bắt cua về “cải thiện”.

Khi chuyển doanh trại ra địa điểm mới, chúng tôi sống trong những căn nhà tranh tre, vách đất. Thấy xung quanh nhà rất trống trải nên thầy trung đội trưởng gợi ý chúng tôi phải trồng cây xanh. Sau giờ học buổi chiều, theo từng “tổ tam tam”, chúng tôi vào nhà dân xin chuối về trồng. Nhà trong bản ở rải rác, cách xa nhau và nuôi rất nhiều chó. Khi vào nhà dân chỉ sợ bị chó cắn. Chưa vào đến sân đã nghe chó sủa ran. Lần đó, tôi vào một nhà nằm xa đường, phải men theo bờ ruộng, vòng vèo, nhiều chỗ ngoặt, khó đi. Tôi đoán đường lắt léo thế này chắc chưa có ai đến xin chuối nên hăm hở đi vào. Cách cổng vài mét, bổng thấy chó sủa ầm ĩ. Nghĩ có người ở nhà, tôi gọi với vào: ”Có ai ở nhà không?”. Không có tiếng trả lời, chỉ thấy ba, bốn chú chó nhe răng, lao ra. Chẳng ai bảo ai, chúng tôi quay đầu, chạy. Vừa chạy vừa ngoái cổ lại nhìn. Tôi chạy sau cùng thấy chó đến rất gần, luống cuống thế nào vấp ngã xòai ra đường. Chú chó đi đầu thấy tôi ngã liền dừng ngay lại. Thế là thoát nạn! Hòan hồn trở về đến nhà rồi mới biết chó cũng sợ người. Đi đâu thấy chó đuổi thì chì cần vờ ngồi xuống là chó không dám đuổi theo. Từ đó hết sợ chó.

Đúng là những bài học đầu tiên khi đi làm công tác “dân vận”!

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2008

NHỚ VỀ LỚP SÁNG TÁC NHẠC ĐẦU TIÊN TRONG QUÂN ĐỘI

Cầm điếu thuốc trên tay, nhạc sĩ Tô Hải với cái nhìn thăm thẳm, chậm rãi tâm sự: “Thời gian qua đi, thế hệ trẻ hình như ít biết đến những nhạc sĩ có công với sự nghiệp sáng tác âm nhạc trong quân đội. Trong số họ phải kể đến nhạc sĩ Trần Du, nguyên “Hiệu trưởng” đầu tiên của Trường VHNT quân đội, trước khi về hưu anh mang quân hàm đại tá…”.
Trần Du vốn là dân Hà Nội, sinh ra trong một gia đình khá giả. Trước cách mạng, gia đình từng làm chủ một nhà xuất bản âm nhạc, còn Trần Du được học nhạc và chơi viô-lông rất khá. Kháng chiến bùng nổ, anh mang theo cây đàn xung phong vào bộ đội, rồi đi khắp các mặt trận. Trưởng thành trong chiến tranh, anh trở thành một cán bộ chính trị. Hoà bình lập lại, Trần Du được điều về cơ quan Tổng cục và thường tiếp xúc với các cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ. Anh và Phúc Minh đã trăn trở: 9 năm kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta vì phải chiến đấu mà việc học hành bị gián đoạn. Cho dù đã có nhiều cố gắng nhưng mọi sáng tác của các nhạc sĩ quân đội chỉ là theo bản năng, thiếu bài bản, tất cả chỉ mới dừng ở hình thức: ca khúc, nếu không học sẽ không thể tiếp tục sáng tác. Ngược lại suốt thời gian đó, văn nghệ sĩ ở lại trong thành vẫn được học hành. Nếu không cẩn thận, trình độ của anh em bộ đội sẽ thua xa họ, không có khả năng phát triển. Các anh mang suy nghĩ này trao đổi với 2 trợ lí Phòng Văn nghệ là nhạc sĩ Lương Ngọc Trác và Vũ Trọng Hối (cả 2 từng phụ trách các đoàn văn công sư 308 và sư 320). Hai nhạc sĩ đã mạnh dạn trình bày với thủ trưởng Tổng cục. Thật là vui, cấp trên đã chấp thuận tổ chức lớp sáng tác đầu tiên trong toàn quân và cho mời các giáo sư giỏi từ Triều Tiên sang dạy.
Việc tổ chức lớp cũng có những chuyện thú vị! Nhạc sĩ Đỗ Nhuận được Tổng cục giao sử dụng ngôi nhà 13 Lý Nam Đế làm lớp học, ngay sát nhà Cục trưởng Cục Tuyên huấn Lê Chưởng. Bí thư chi bộ Vũ Trọng Hối kiêm phụ trách lớp. Về nguyên tắc, học viên về dự phải là các nhạc sĩ từ các đơn vị và có trình độ âm nhạc nhất định, đã có sáng tác. Thế là nhạc sĩ Tô Hải đang là Trưởng đoàn văn công quân khu IV được gọi về cùng các nhạc sĩ Trọng Loan (Trưởng đoàn ca múa 31 Văn công TCCT), Văn An (phụ trách Văn công quân khu Việt Bắc) và Đỗ Nhuận, Lương Ngọc Trác. Nhạc sĩ Văn Chung đang tăng cường sang Bộ Văn hóa cũng được về học. Biết quân đội tổ chức lớp, Bộ Văn hóa có công văn sang đề nghị cho các nhạc sĩ bên ngoài cùng dự. Thủ trưởng Tổng cục đồng ý nhưng chỉ chấp nhận cho số này thỉnh giảng. Các nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý, Lưu Cầu, Văn Đông được tham gia nghe giảng nhưng bài tập không được chấm vì giáo viên phải tập trung thời gian dạy cho cánh lính. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khóat đang là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ cũng về dự lớp. Riêng trường hợp của Nguyên Nhung (Nguyễn Văn Nhung) được cử về khá đặc biệt, ở sư đoàn 325 anh chỉ là trung (hay thượng) sĩ, chưa phải nhạc sĩ nhưng được cử đi vì trên đánh giá “có nhiều triển vọng”. Ngày tập trung thật là vui! Anh em vai khoác ba-lô từ các đơn vị, người đi bằng xe lửa, người đi xe ca xuống bến Hàng Đậu, người đạp xe mang theo giấy giới thiệu qua cổng gác ba-rie ở đầu đường Lý Nam Đế về số nhà 13. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, ai nấy hồ hởi mang theo cái không khí sôi động của đơn vị về lớp.
Lớp học bắt đầu từ hè năm 1957. Giảng viên chính là các chuyên gia Triều Tiên: Triệu Đại Nguyên, Mao Vĩnh Nhất từng du học âm nhạc ở Nhật, Pháp. Những năm kháng chiến, đa số các nhạc sĩ ở ta đều tự học, trình độ về lí luận âm nhạc mới chỉ là “abc”, khi tiếp thu kiến thức mới, ai cũng ngỡ ngàng. Càng học lại càng thấy mình dốt. Để học sáng tác, có môn học bắt buộc là đàn pi-a-nô. Các học viên phải bỏ tiền túi đến tận nhà các pianist Thái Thị Sâm, Lê Liên, Minh Thu để học. Ngày ấy, các cô giáo còn rất trẻ, nhiều “trò” lần đầu gặp còn cảm thấy ngượng ngùng. Hai đồng chí Trần Du và Phúc Minh lặn lội đi khắp nơi tìm kiếm đàn mua về phục vụ lớp sáng tác.
Thời kì “nhân văn”, lớp học tạm dừng 3 tháng để tập trung về Lăng Hoàng Cao Khải chỉnh huấn. Sau đó lại tiếp tục. Thầy Triệu dạy về “Phân tích tác phẩm và chỉ huy dàn nhạc”, còn thầy Mao giảng “Hoà thanh và sáng tác”. Sau này có mời thêm các giáo sư Ba-la-rut-sev (Liên Xô) và Thỉnh Lệ Hồng (Trung Quốc). Có những ngày phải học đến 18 tiếng, mệt nhưng ai cũng say sưa học. Các thầy tận tình chỉ bảo, học sinh không dấu dốt. Sau mỗi bài lí thuyết là thực hành sáng tác. Học viên tập viết các tiểu phẩm với các chủ đề về tình yêu Tổ quốc, xây dựng quê hương, xây dựng lực lượng vũ trang… Ngày đó, giáo sư Mao Vĩnh Nhất gọi vui đây là “đại học của đại học” vì chỉ trong 18 tháng mà phải ngốn hết chương trình sáng tác, hòa thanh, phối khí, phân tích tác phẩm… mà với chương trình này giáo sư đã từng dạy ở nhiều nước phải mất đến 4 năm(!). Thế mới thấy sự nỗ lực vô bờ của cả thầy và trò cùng quyết tâm của quân đội.
Cuối năm 1958, kết thúc khóa học, mỗi học viên phải làm báo cáo tốt nghiệp. Nhạc sĩ Tô Hải với kinh nghiệm của những năm công tác tại quân khu IV cùng những tháng ngày đưa văn công vác đàn sáo lên biên giới phía tây Tổ quốc biểu diễn cho sĩ quan, chiến sĩ các đồn biên phòng đã cảm hứng sáng tác giao hưởng hợp xướng 4 chương “Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ”. Ong viết ròng rã trong 6 tháng. Khi báo cáo, tác phẩm được các thầy khen và hy vọng có dịp cùng dàn dựng mang công diễn. Qua lớp học, trình độ các nhạc sĩ được nâng cấp, các tác phẩm đều đồ sộ hơn và mang tính “hàn lâm”.
Có một kỉ niệm không thể quên với thầy trò của lớp. Trước ngày bế mạc, không báo trước, Bác Hồ đã “đột kích” đến thăm khi lớp đang tập dàn dựng tác phẩm của nhạc sĩ Tô Hải trong khu Xưởng phim quân đội (số 17 Lý Nam Đế). Bác đến rất bất ngờ làm thầy trò ngạc nhiên và cảm động. Sau khi thăm hỏi thầy giáo và học viên, giáo sư Triệu Đại Nguyên đã cầm đũa chỉ huy dàn hợp xướng hát cho Bác nghe chương III “Tiếng gọi của quê hương”. Bác đã khen ngợi sự tiến bộ của lớp và cảm ơn sự giúp đỡ chí tình của các giáo sư.
Đến tháng 3-1959, lớp học bế giảng. Cũng năm đó, quân đội ta vào thời kì xây dựng lên chính quy hiện đại, các nhạc sĩ của chúng ta được phong quân hàm. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có quân hàm cao nhất - thiếu tá, sau đó là các đại úy Trần Du, Trọng Loan; hàm trung uý có Lương Ngọc Trác, Vũ Trọng Hối, Tô Hải, Văn Chung, thiếu uý Văn An…
Cuối năm 1959, quân đội ta chuẩn bị kỉ niệm 15 năm thành lập. Tác phẩm của nhạc sĩ Tô Hải được chọn làm tiết mục chính cho đêm biểu diễn. Thế là các thầy bắt tay vào dàn dựng. Vì Văn công TCCT thiếu quân mà dàn hợp xướng phải huy động thêm lực lượng của Văn công quân khu Việt Bắc, quân khu Tả ngạn, dàn nhạc giao hưởng phải bổ sung thêm nhạc công từ Trường Nhạc và cả “ban kèn hơi” của đồng chí Đinh Ngọc Liên. Đêm 22-12-1959, chương trình chào mừng quân đội được tổ chức công diễn tại Nhà hát Lớn. Nhưng có một chuyện buồn, chả hiểu sao ban tổ chức lại quên không có giấy mời cho nhạc sĩ Tô Hải. Thấy lạ, trước giờ biểu diễn, giáo sư Mao Vĩnh Nhất cùng phiên dịch phóng xe đến 13 Lý Nam Đế tìm đưa ông giấy mời: “Đồng chí là nhân vật quan trọng đêm nay. Hãy cầm giấy mời của tôi!”. Thật sự cảm động trước sự quan tâm của người thầy nhưng còn vì quan hệ đối ngoại mà ông đã trả lời: “Là người lính tôi phải chấp hành mệnh lệnh.” Cuối cùng, buổi công diễn cũng đã thành công rực rỡ.
Ngay sau đó, thấy việc đào tạo cơ bản về âm nhạc trong quân đội là đúng hướng, mà Bộ Văn hóa đã quyết định cho thành lập Trường trung cấp Am nhạc do giáo sư Tạ Phước làm Hiệu trưởng cùng các giáo viên thuở ban đầu là Lê Yên, Doãn Mẫn, Tô Vũ…

*
Nhạc sĩ Tô Hải trao cho tôi tấm ảnh lớp sáng tác chụp kỷ niệm tại cửa nhà số 13. Thấm thoắt đã gần nửa thế kỉ trôi qua, nhiều học viên của lớp đã thành người thiên cổ như các nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Nguyễn Văn Thương, Vũ Trọng Hối, Văn Chung, Nguyễn Xuân Khoát; những người còn lại đều đã qua cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng họ vẫn yêu đời, vẫn sáng tác. Những học viên ngày đó là những chiến sĩ xung kích của nền âm nhạc đích thực và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền âm nhạc cách mạng. Cùng những tác phẩm bất hủ, họ sẽ sống mãi với non sông. Chợt nhớ tới câu nói của Trung tướng Trần Độ: “Mọi quyền lực và tiền bạc sẽ qua đi, chỉ có giá trị tinh thần của những tác phẩm văn hoá, văn nghệ là sống mãi!”
-----
Anh tư liệu: Lớp học sáng tác đầu tiên tại 13 Lý Nam Đế, Hà Nội.
-
Hàng đứng, trái qua: Nhạc sĩ Trọng Loan, Nguyễn Xuân Khoát, Tô Hải, Văn Đông, Nguyên Nhung, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý.
-
Hàng ngồi, trái qua: đ/c phiên dịch, nhạc sĩ Lưu Cầu, Văn An, giáo sư Mao Vĩnh Nhất, Vũ Trọng Hối, Văn Chung, Lương Ngọc Trác.



1 Văn công TCCT ngày đó có 3 đoàn ca múa cùng các đoàn Kịch nói (đ/c Đào Hồng Cẩm phụ trách), Cải lương (đ/c U-Đa) và Chèo (đ/c Cao Kim Điển).

CHUYỆN VỀ 2 CHIẾC MÁY BAY CỦA VUA BẢO ĐẠI

ANH THY

Ai cũng biết 3/3/1955 là Ngày truyền thống của Không quân nhân dân Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết trước đó gần chục năm quân đội ta đã có một “đơn vị đặc biệt” nghiên cứu, huấn luyện không quân? Chuyện bắt đầu từ 2 chiếc máy bay riêng của vua Bảo Đại...…

Vốn quý đầu tiên

Vốn là “tay chơi”, vua Bảo Đại có 2 chiếc máy bay riêng. Đó là chiếc Tiger Moth 2 chỗ ngồi có 2 tầng cánh, thân bọc vải, 1 động cơ do hãng Havilland (Anh) chế tạo, dùng để bay huấn luyện; chiếc thứ 2 là Morane Saulnier (Pháp) – máy bay thể thao, thân kim lọai, 1 tầng cánh, 1 động cơ, 2 chỗ ngồi, có thể nhào lộn. Những năm 1936-39, học sinh ở Huế còn nhớ thường thấy 2 chiếc máy bay này bay lượn trên bầu trời cố đô.

Sau ngày thoái vị, vua Bảo Đại vẫn được Cụ Hồ mời ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ. Khi ra Hà Nội, ông xin phép được đưa 2 máy bay ra, hiến cho ta để thành lập Câu lạc bộ Hàng không. Đề nghị này được Chính phủ chấp thuận và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu giao cho Cục trưởng Cục Quân huấn Phan Phác, người có hiểu biết về máy bay khi còn phục vụ trong quân đội Pháp, tổ chức di dời. Hai máy bay được tháo cánh, đưa lên tầu hỏa và bí mật chở ra Bắc. Vào đầu năm 1946, quân Tàu Tưởng với nhiệm vụ giải giáp quân Nhật đang chiếm giữ sân bay Bạch Mai và Gia Lâm nên 2 chiếc máy bay phải chuyển về cất ở sân bay Tông (thị xã Sơn Tây).

Máy bay lên Việt Bắc

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, có người đề nghị dùng chiếc Morane bay qua Nam Định, ném đạn cối vào khu vực quân Pháp đang bị vây hãm nhưng Cụ Hồ không đồng ý. Cụ chỉ thị phải cất giấu máy bay lên Việt Bắc. Vậy là tháng 1/1947, 2 đ/c Lê Thạch Liên, Lê Văn Nho nhận nhiệm vụ đưa 2 máy bay theo đường sông lên Bình Ca, Tuyên Quang. Máy bay xuống thuyền, cành lá ngụy trang che kín thân máy bay để tránh máy bay Pháp phát hiện. Đêm đi ngày nghỉ, thuyền phải đi ngược dòng rất vất vả. Sau 2 tháng, khi tạm dừng ở sân bay Bình Ca, chiếc Tiger Moth bị trúng đạn máy bay địch, làm thủng vài chỗ. Tổ bảo dưỡng phải mua lụa Hà Đông và vá lại bằng sơn ta. Sau đó lại đưa xuống thuyền chuyển ngược lên Chiêm Hoá. Vận chuyển toàn bằng sức người, cực kì vất vả cho đến khi giấu trong lán ở Soi Đúng, tả ngạn sông Gâm, cách thị trấn Chiêm Hóa về phía nam 10km. Bộ đội chuẩn bị “đường băng” hạ cất cánh là bãi trồng ngô dài 400m, rộng 25m. Xăng dầu cho máy bay được lăn từng phuy về từ Cao Bằng. Máy bay được bảo dưỡng chờ lệnh.

Cuối năm 1948 đầu 1949 khi cục diện chiến trường có nhiều thay đổi, Bộ Tổng tham mưu kiến nghị với Tổng tư lệnh hình thành các tổ chức ban đầu của không quân, thuỷ quân và một số binh chủng. Khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Hoàng Văn Thái báo cáo về việc thành lập “Đội huấn luyện không quân”, Bác đã chỉ thị: “Đã làm cái gì là phải làm cho bằng được! Hướng đi (về mặt chiến lược để đón thời cơ) đã có, nhưng phải kiểm tra cơ sở thực tế xem có thực hiện được hay không. Và bước đầu chỉ nên gọi là Ban nghiên cứu, chỉ tổ chức lớp không quân, chưa phải là trường. Ban nghiên cứu có lớp để phối hợp nghiên cứu, vừa học vừa làm...”.

Chấp hành chỉ thị của Bác, ngày 9/3/1949, Võ Tổng kí quyết định thành lập Ban nghiên cứu không quân với mật danh “Nông trường thí nghiệm”, đóng ở thôn Ngòi Liễm, xã Hữu Lộc, Sơn Dương, Tuyên Quang. Cơ quan “Ban nghiên cứu” nằm ở tả ngạn sông Lô, cạnh Nha nghiên cứu kĩ thuật quân giới của ông Trần Đại Nghĩa ở thôn Đĩa. Nhiệm vụ của “Ban nghiên cứu” là: xây dựng cơ sở nghiên cứu ban đầu của không quân, tìm hiểu hoạt động của không quân Pháp và tìm cách chống lại, chuẩn bị cơ sở vật chất, tài liệu, huấn luyện cán bộ, chuẩn bị từng bước để tiếp thu, “đón thời cơ” triển khai hoạt động. Phương châm ban đầu là đi từ nhỏ đến lớn, cụ thể, thiết thực, bí mật, phù hợp tình hình… Đ/c Hà Đổng được bổ nhiệm Trưởng ban, đ/c Đoàn Mạnh Nghi (cán bộ Bộ Tổng tham mưu, vốn là nhân viên khí tượng) được giao phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị; sau này đ/c Trần Hiếu Tâm về làm Chính trị viên. Đặc biệt có Nguyễn Đức Việt - hàng binh người Đức, từng là phi công lái máy bay liên lạc, được điều về. Các tiểu ban Hành chính, Chính trị, Nghiên cứu sân bay, phòng không, khí tượng, xưởng cơ khí, tổ bảo dưỡng, tổ huấn luyện… được thành lập.

Việc đầu tiên là kiểm tra chất lượng 2 chiếc máy bay. Đ/c Hà Đổng cùng đ/c Đức Việt, Thạch Liên cùng tổ bảo dưỡng lên Chiêm Hoá, kiểm tra rồi chọn chiếc Tiger Moth để bay thử. Trong bài “Chuyến bay đầu tiên của Không quân Việt Nam” của ông Thạch Liên còn ghi lại: “Chiều hôm đó, khoảng 5 giờ. (Phải chọn thời gian này vì máy bay địch đã ngưng họat động). Anh Việt cùng bay với cụ Nguyễn Văn Đống, Trưởng Ban Cơ khí. Hai người chỉ mang theo có 2 cặp kính che mắt chứ không mang theo dù. Máy bay chạy trên sân khoảng 250m thì bắt đầu lên cao khoảng 100m, lượn về phía nam, sau đó hạ thấp độ cao. Anh Việt có ý định cho bay theo dòng sông Gâm về sân bay nhưng vì máy bay xuống quá thấp, cánh bên trái chạm mặt nước nên đâm xuống sông. Hôm sau, anh em cùng bà con lội ra sông, tháo từng bộ phận, đem về cất giấu”.

Vậy, ngày 14/9/1949 là một mốc lịch sử quan trọng của Không quân nhân dân Việt Nam – lần đầu tiên, chiếc máy bay mang cờ đỏ sao vàng bay trên bầu trời Tổ quốc.

Nghiên cứu, huấn luyện

Những ngày đầu, cán bộ Ban nghiên cứu không quân đã tự xây dựng doanh trại, lớp học, kho, xưởng. Xưởng cơ khí được trang bị một số máy cắt, gọt, rèn, hàn… Ban đã tiếp nhận những “tặng phẩm” của không quân Pháp: xác chiếc máy bay vận tải Junkers 52 bị bắn rơi ở Phú Lương (5/1949) và chiếc khu trục King-Cobra P-63 (hè 1950).

Giáo viên giảng dạy là những đ/c ở Ban cùng một số nhân viên hàng không được chọn trong số hàng binh Pháp (Trần Hà - phi công Nhật từng đánh nhau ở Singapore, Nguyễn Ba - thợ máy Nhật, Malenbach - thợ máy Đức, Lubrisch – lính gấp dù và nhẩy dù Đức, Schertaner - thợ máy Ao…).

Ban nghiên cứu không quân tiến hành đào tạo được 2 khóa. Khoá 1 khai giảng vào thu đông năm 1949, đào tạo trong 4 tháng với 28 học viên hoa tiêu, bế giảng vào đầu năm 1950. Một số đ/c tốt nghiệp lớp Hoa tiêu khóa 1 lặn lội đến những nơi có xác máy bay Pháp bị bắn rơi, nhặt nhạnh các bộ phận, linh kiện, mang về làm học cụ. Khoá 2 khai giảng tháng 5/1950 và đào tạo 87 học viên cho 3 ngành: hoa tiêu, khí tượng, thợ máy. Học xong phần lí thuyết, học viên hành quân về Chiêm Hoá thực hành tháo mở máy, vận hành và cho máy bay lăn trên đường băng cỏ.

Ban còn nghiên cứu cơ cấu các loại sân bay, cách xây dựng sân bay dã chiến, đồng thời nghiên cứu phương pháp bắn máy bay địch bằng các loại súng máy, súng trường bộ binh, làm giá ghép 2 trung liên, chế tạo máy ngắm bắn mục tiêu trên không, v.v… Tháng 5/1951, theo lệnh Bộ Tổng, Ban đã cử 20 đ/c sang Trung Quốc tham gia nhận và chuyển loại pháo cao xạ 37mm phòng không. Đây là tiền thân của Sư đoàn 367 - đơn vị phòng không đầu tiên của QĐNDVN.

Suốt trong thời kì xây dựng, Bộ Tổng thường xuyên kiểm tra và cử cán bộ tác chiến xuống giúp đỡ, lên lớp. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái thường xuyên theo dõi và nhiều lần xuống thăm. Tại Hội nghị “Tham mưu và Quân huấn toàn quân lần thứ 4”, đầu năm 1950, trong giai đoạn “Tích cực chuẩn bị chuyển sang Tổng phản công”, Tổng tham mưu trưởng đã đến dự lễ bế mạc lớp Hoa tiêu khoá 1 và trở thành người anh thân thiết của thầy, trò “nhà trường”.

Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, việc phát triển các ban nghiên cứu không quân, thuỷ quân tạm thời ngưng lại, tập trung xây dựng các lực lượng mới: pháo binh, phòng không. Cơ sở vật chất của Ban, kể cả 2 chiếc máy bay, được niêm phong và bàn giao. Sau đó một số đ/c được bổ sung cho các đơn vị, một số được cử đi học hàng không ở nước ngoài. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genéve được kí kết, quân đội ta đã cử các đ/c có kiến thức về hàng không, mà phần lớn là cán bộ, học viên của Ban nghiên cứu không quân, đi tiếp quản các sân bay và cơ sở hạ tầng của lực lượng không quân Pháp.

… Mới ngày nào cán bộ, giáo viên, học viên của Ban nghiên cứu không quân hầu hết là những thanh niên tuổi đời mới ngoài 20. Nay kẻ còn người mất, lớp còn sống “trẻ nhất” cũng đã 80. Chuyện mới đây mà đã 60 năm!

Anh tư liệu:

- Giáo viên và học viên khóa 1 bên cạnh chiếc Morane trước giờ thực tập.