Trong cuộc đời, có lẽ, ai cũng có ít nhất một lần liều mạng, dám đương đầu với pháp luật, (nhất là khi mà pháp luật lỏng lẻo có nhiều kẽ hở). Tôi đã có lần rơi vào tình huống như thế. Vì tiền ư? – Không phải, vì có được là bao! Vì tình cảm ư? – Có thể, nhưng có lẽ vì sĩ diện thì nhiều!
Từ năm 1992, nhà nuớc chấp thuận cho cá nhân và tổ chức đi nước ngòai về được mang tiền mặt ngoại tệ vào VN. Trước đó mang tiền vào rất phức tạp nên nhiều phi vụ “làm ăn” cũng được “thiết kế”; nay thì càng nhiều càng ít, miễn là phải khai báo.
Sau 2 năm “chiến đấu” ở mặt trận Đông Âu, đặc biệt Liên-xô và Ba-lan, tôi có ý định về nước. Tạm biệt “trận tuyến” không đơn giản, phải chia tay hết đồng đội ở Ba lan rồi ở Nga. Đông lắm mà chia tay đâu chỉ bắt tay suông, còn phải nâng lên hạ xuống.
Trước khi rời Vac-sa-va, cánh Lê Đình Đạo, Dũng Zenek, Thắng “con” làm tiệc chia tay ở khu biệt thự gần Học viện quân sự WAT. Cả bọn ngồi dưới hầm ăn nhậu, hò hát, say bí tỉ. Tới khuya tiệc mới tàn, ra xe về tôi vừa nhắm mắt ngủ gà ngủ gật vừa cầm vô-lăng lái chiếc Volkswagen-Passat (đít Comby) phóng ra xa lộ. Ông anh Trần Đình Ngân (từ Đức sang chơi và tiễn đưa) ngồi bên cạnh, luôn mồm chỉ huy “đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái… từ từ thôi”. Cứ thế xe về tới bãi xe ở Bolkovska mà không hề tai nạn. (May là đường đêm vắng xe và không gặp cảnh sát xa lộ!). Dừng xe vào đúng vị trí, (bên Tây xe toàn vứt ở vỉa hè), vừa mở cửa xe ra là “John Lénon”, bao nhiêu của thiên lại trả địa hết(!). Người mềm như sợi bún được ông anh dìu lên nhà... Hôm rời Vac-sa-va, anh Ngân, Nguyễn Văn Vượng (em ông Hiệu) cùng bạn bè ra tiễn tận sân ga.
Trên chuyến tầu về Mat, khi qua cửa khẩu
Đã hẹn nên được đón ở ga Belarusia Vakzal. Về tới Mat là có ngay kế họach đi chơi Len và
Có ông anh đã nhiều năm làm việc với Viện Hàn lâm nên quan hệ khá rộng với các quan chức. Hơn nữa chuyên đưa đón đòan ra đòan vào nên ông anh cũng quen cánh an ninh và hải quan sân bay Serementjego. Biết lần này ông anh cùng về nên các “sóai” (tên gọi các đại gia) đặt ngay vấn đề “nhờ chuyển tiền” về nước. (Dĩ nhiên là chuyển ngân lậu). Theo các chú cửa khó nhất là cửa ra, nếu có cán bộ Viện Hàn lâm tiễn ra sân bay thì coi như an tòan tuyệt đối. Thật ra những năm ở Ba lan đâu có biết gì những chuyện này, nhưng thấy ông anh bảo ở Mát chúng nó vẫn làm như thế mỗi khi có khách VIP về nên tôi yên tâm và liều nhận làm kẻ “mang bom”.
Ngay buổi chiều, cả trăm ngàn đô được bàn giao. Mười xấp tiền, nhận chẳng kí tá gì cả. Bà chị kì cụi đạp máy may ngay cho 1 băng đạn. (Cứ hình dung giống như băng đạn AK nhưng nhỏ, gọn hơn, có 10 túi). Mỗi túi găm được chục nghìn. May xong, tôi nhét tiền vào rồi ướm thử. Lúc đó “có bụng” nên dù đã khóac bên ngòai áo vest mà đứng trước gương cứ thấy tiền cộm lên như có chửa. Không ổn! Thử buộc băng đạn sát lên nách, thấy khả dĩ hơn. Nhưng vẫn phải mặc thêm áo len ngắn tay dưới áo vest để hình băng đạn đỡ nổi cộm. Vậy là xong phần “ngụy trang”, còn lại là phải đóng kịch thật chuẩn, vẻ mặt phải bơ như củ khoai, không được lo lắng.
Tiền “di vu” chỉ là mấy “vé” nhưng vì bọn đàn em sống rất tình nghĩa nên cũng liều giúp. Nói vậy mấy hôm liền sống thấp thỏm lo âu, từng có ý định trả lại để vừa an tòan vừa không bị stress. Lỡ “bị sao” thì chắc chắn phải “bóc lịch”, mà chả hiểu nằm tù ở Nga ra sao? Trước đó trong cộng đồng người Việt ở Đông Âu có vụ viện sĩ Chu Văn Dóng (Chử Văn Đông) găm trong người (hay đâu đấy!) cả triệu đô qua
Sáng hôm ấy dậy thật sớm. Đóng bộ đủ vào rồi đi đi lại lại trong phòng. Phải cố tập cho dáng đi thanh thản với vẻ mặt tỉnh bơ, không để lộ ra là “ôm bom”. Đúng 8g, chiếc
Đến nơi thấy nhà ga đã bắt đầu tấp nập, nhất là dân Cộng. Đưa đón đã là nghề, quen hết nên Lukônil dẫn chúng tôi băng băng qua các cửa. Cửa cuối cùng là cửa VIP. Đang đầu thu, trời mát nhưng vì thẳng lưng đẩy xe chở đồ và canh cánh lo đống tiền nhồi trong người mà mồ hôi ướt đầm lưng áo sơ-mi, thấm ra cả áo len. Ông anh thỉnh thỏang khẽ động viên: “Kệ nó, cố thật tỉnh bơ!”. Nói vậy nhưng tôi luôn đảo mắt xem thái độ của bọn Tây ra sao.
Tuy đi cửa VIP nhưng không có hộ chiếu đỏ nên vẫn phải mở hành lí ra kiểm tra. Hỏang nhất khi chú Tây ra hiệu đặt va-ly lên bàn kiểm tra (ngày ấy Serementjego chưa có máy soi), tôi phải cố gồng thẳng mình lên vì còng lưng xuống là sẽ cộm lên hình đường viền của băng đạn. Lukônil thì mải tán phét với mấy chú hải quan. Thật may vì bọn Tây đã tin ai thì lỏng lẻo vô cùng, thậm chí chẳng thèm soi mói. Nhìn va-ly không có gì lậu, cậu hải quan khóat tay cho đưa va-ly vào băng chuyền.
Từ bàn hải quan, tay xách cặp diplomate, tôi cố gắng đi thật thẳng người. Ông anh đi sau tán phét với Lukônil. Tại cửa an ninh cuối cùng, sau khi kiểm tra pass, chú sĩ quan cửa khẩu cầm máy rà kim lọai lướt quanh người. Toát mồ hôi, chỉ sợ máy phát ra tiếng kêu là toi. Vậy mà không thấy phản ứng gì. Anh ta gật đầu rồi đưa tay phải lên vành mũ chào. Thế là thoát. Vội bắt tay Lukônil. Khi đã bước vào cửa ống dẫn ra máy bay, tôi cố lấy cột sống làm trục rồi khẽ xoay người, vẫy tay chào Lukônil. (Lúc ấy vẫn sợ lộ!).
Vào tầu, tìm đúng chỗ ngồi, tôi vào ngay toilette tháo băng đạn ra. Một cảm giác lâng lâng, người như được nhấc bổng lên. Sướng quá! Khi cầm đống tiền nhét hết vào cặp, 2 anh em nhìn nhau cười hể hả.
Trưa hôm sau về tới Nội Bài. Chú em Đông được báo trước đã ra hướng dẫn làm tờ khai. Khi thấy tôi bày ra bàn cả trăm ngàn đô, chú trưởng kíp trợn mắt kính phục. Vậy là kết thúc chuyến chuyển ngân lậu quá ư là liều mạng.
Thầm nghĩ đây là lần đầu nhưng chắc cũng là lần cuối. Nhờ giời nên không lộ, nếu không chắc cũng phải “bóc lịch” vài niên ở Nga vì tội chuyển ngân lậu…
2 nhận xét:
Hay! thang em doc ma toat mo hoi hot nhu chinh minh la ke om bom. Nho mot thoi lan loi troi tay. Minh la nguoi the nao ban be ho moi dam gui ma cung vi ban ma moi dam lieu minh om bom nhu the.
Hình như chuyện này chưa đủ thời gian giải mật. Có sợ lộ thiên cơ không anh KQ ơi ?
Đăng nhận xét