Lần đầu gặp Bác
Sáng 19-5-1969, chị Quyên và chị Châu được đ/c Lê Toàn Thư (Phó trưởng Ban Thống nhất Trung ương) đón vào Phủ Chủ tịch thăm Bác. Thật quá bất ngờ! Đ/c Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác, ra đón và dặn: “Hôm nay là sinh nhật Bác. Nghe tin hai cháu mới
Ngồi bên Người, hai chị như những đứa con đi xa nay mới trở về. Bác ân cần thăm hỏi chuyến đi, rồi sức khỏe có hợp với khí hậu ngoài Bắc, ăn ngủ có tốt. Bác hỏi cả tình hình trong “R” anh em có đủ cơm ăn, áo mặc, cả sức khỏe của ba mẹ và việc học hành. Bên Bác, chị Quyên thật hạnh phúc nhưng chợt nhớ ngay tới anh Trỗi và chị từng mơ ước có ngày được ra Hà Nội thăm Bác. Vậy mà lần này gặp Bác lại không có anh… Cả buổi Bác không hề nhắc đến anh, sợ chị buồn.
Trò chuyện một lúc Bác bảo: “Đã đến bữa trưa, hai cháu ở lại ăn cơm với Bác”. Nói rồi Bác, cháu cùng đ/c Vũ Kỳ sang phòng ăn. Trong phòng kê một chiếc bàn dài, Bác ngồi vào đầu bàn, hai chị được ngồi kề bên, kế đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đ/c Vũ Kỳ. Mâm cơm có thịt gà luộc, có bát cà muối và rau muống luộc. Bữa ăn của Chủ tịch nước thật thanh đạm. Bác gắp thức ăn cho hai chị, vừa ăn Bác vừa nói chuyện thân mật như ông cháu đi xa lâu ngày mới gặp. Bác dặn: “Ra đến miền Bắc, các cháu phải ăn uống, bồi dưỡng sức khỏe. Nhất là cháu Châu từng chịu tù đày nên sức khỏe quá yếu, phải chữa bệnh cho khỏi. Các cháu còn phải học để sau này trở về phục vụ đồng bào miền
Sau đó, chị còn được đến thăm Bác hai lần nữa. Lần cuối vào đầu tháng 7-1969, trước ngày tham gia đoàn đại biểu thanh niên Việt
Làm theo lời Bác dặn
Bác đã đi xa nhưng lời Bác dạy đã theo chị suốt cả cuộc đời. Năm sau, chị xin đi học tại trường Phổ thông Lao động Trung ương. Ngày ấy, trường sơ tán ở Từ Hồ, Bần Yên Nhân, Hưng Yên. Những năm tháng chiến tranh, dù khó khăn đến mấy, Đảng và Nhà nước vẫn hết sức quan tâm đến việc bồi dưỡng văn hoá cho cán bộ. Học viên những năm đó đến cả ngàn người là cán bộ, chiến sỹ của hai miền. Phải sơ tán về nông thôn, cuộc sống vật chất thiếu thốn, rồi do bỏ học đã lâu nên học rất vất, nhưng chị vẫn lao vào học. Ngày lên lớp nghe giảng, tối cặm cụi bên ngọn đèn dầu làm bài tập. Sau 3 năm, chị đã học xong chương trình bổ túc.
Ở ngoài này, dù đi đâu xa, ngày nghỉ chị vẫn về nhà cô chú Lê Toàn Thư ở Phan Đình Phùng và coi đó như gia đình thứ hai của mình. Cuối năm 1973, chị đăng ký vào lớp dự bị Đại học Bách khoa Hà Nội. Cũng năm đó, cô chú đứng ra tổ chức đám cưới cho chị và anh Tư Dũng (một cán bộ Cơ yếu của Trung ương Cục ra học). Năm 1974, chị vào học ngành Kinh tế điện. Sau ngày miền
Vĩ thanh
Sau 35 năm công tác, trở về với đời thường chị sống rất thanh thản, vẫn tham gia hoạt động ở địa phương và luôn là điểm tựa cho gia đình, cho anh Tư Dũng và các cháu phấn đấu vươn lên. Cháu Việt giờ đã là một sĩ quan Cảnh sát, còn cháu Nga đang học đại học. Năm nào cứ đến ngày giỗ anh Trỗi thì anh chị đều có lời mời cánh thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (1965-1970) chúng tôi. Còn chúng tôi coi chị là học sinh danh dự của nhà trường.
Chị thường tâm sự: “Điều tâm đắc nhất của tôi là từ một công nhân Hãng bông Bạch Tuyết có trình độ văn hoá thấp, nhờ có cách mạng mà được gặp Bác ba lần. Được Nhà nước cho ăn học cộng với sự phấn đấu của bản thân, tôi đã trở thành cử nhân kinh tế, một cán bộ của Đảng. Trong suốt quá trình tham gia cách mạng, mỗi khi gặp khó khăn, lại nhớ tới lời Bác dặn…”.
Ảnh tư liệu: Trong ngày cưới ở Hà Nội, 29-4-1973.
- Anh Tư Dũng và chị Quyên (đứng giữa) cùng vợ chồng ông bà Lê Tòan Thư và gia đình.
- Vợ chồng chị Quyên cùng chú Sáu Dân tại đám cưới.
1 nhận xét:
Một tư liệu quý về người "chị cả" của trường ta. Cảm ơn tác giả.
Đăng nhận xét