Nhiều năm từ sau khi chuyển ngành, mỗi lần có dịp đi Đà Lạt công tác hay đưa vợ con đi nghỉ, khi qua thị trấn Đức Trọng tôi đều cố ý tìm xem ngộ may có gặp lại được người lính cũ của mình. Luật - cái tên của anh - để lại trong tôi nhiều nỗi thương cảm và day dứt. Giữa chúng tôi ngoài tình đồng đội, thuộc cấp, còn có tình anh em - quý mến và tôn trọng nhau. Những năm đóng quân ở Cam Ranh, gia đình Luật gặp nhiều khó khăn. Có lần về phép, trở lại đơn vị khi lên chào và biếu chút “quà quê”, tôi thấy Luật đen nhẻm, hốc hác. Tôi hỏi: “Bệnh à ?”. Nhìn trước ngó sau không có ai Luật mới khẽ nói: “Em có về quê đâu, làm gì có tiền mà về. Hơn nữa nếu về chắc em đảo ngũ mất. Nhà chỉ còn hai ông bà già yếu lắm, về là em không đành lòng bỏ mà đi”.
- Thế cả tháng qua lang thang những đâu?
- Em đi làm muối thuê. - Đầu rũ xuống, giọng Luật buồn buồn. - Đêm đêm, em chen chúc vào chòi ngủ chung với đám thợ, trưa thì rúc vào cái cống thoát nước mùa này khô queo ngả lưng...
Có lần bỏ cả tháng phép đi kéo lưới thuê cho dân vạn chài ven biển. Tiền làm được, cộng với vài kí cá khô gom góp gửi về cho bố mẹ. Luật sống tình cảm, ít nói nhưng với công việc thuộc chức trách được giao thì làm hết mình. Nói chung Luật là một người lính hoàn hảo.
Trong một lần triển khai khí tài, không may Luật bị cái vô lăng đập vào miệng, mất toi chiếc răng cửa. Vì chỉ là hạ sỹ quan nên không có tiêu chuẩn trồng răng giả. Tôi bàn với tay phó hậu cần trích “quỹ đen” của đơn vị cho Luật ra Nha Trang “thửa” cái răng mới, bổ sung cho đủ quân số “hàng tiền đạo”. Từ đó không ai trong đơn vị gọi là “Luật sứt” nữa.
Một tối thứ bảy đã khuya, đang nằm trong phòng chưa ngủ được. Bên cạnh, tay phó chính trị của tôi đã gáy ầm ầm. Bỗng thấy ở phòng bên có tiếng khóc rống lên, mỗi lúc mỗi to. Tôi nghĩ lại có chuyện, chắc vấn đề tư tưởng đây? Đã giao cho tay phó chính trị chăm lo phần hồn của lính. Mỗi lần giao ban, tôi đều nhắc phải hết sức chú ý đến tư tưởng và hoàn cảnh của chiến sỹ. Anh ta vẫn báo cáo tư tưởng anh em không có vấn đề gì. Lạ thật, định lay tay phó chính trị dậy nhưng thấy hắn ngủ “nhiệt tình” quá, thấy thương, không nỡ.
Lần mò tìm cái đèn pin rồi lật đật chạy qua. Thì ra là Luật. Luật ngồi dưới sàn nhà, mắt nhắm nghiền, đầu gối quỳ, hai tay chống phía trước. Trước mặt là một bãi tổng hợp của nhiều thứ, chủ đạo là mùi của rượu đã bị men tiêu hoá chuyển sang chua, cộng với mùi tanh tanh của cá, mùi hành sống hăng hăng. Tôi hỏi Phi, lính trong tiểu đội mà Luật phụ trách, đang đứng bần thần bên cạnh:
- Sao thế này?
- Dạ, anh ấy say rượu.
- Uống tự bao giờ?
- Dạ, chiều nay. Có mấy anh lính hải quân, đồng hương từ Trường Sa về, chiêu đãi hết nghĩa vụ, được ra quân đợt này nên quá chén.
Thấy Luật mắt nhắm nghiền mà miệng thì vẫn từng chập rống lên, tôi vỗ vai bảo lên giường nằm và sai một chú lính chạy sang phòng lấy tí đường pha bát nước chanh uống cho giã rượu. Nhưng Luật không chịu uống và càng rống to hơn. Về sau hình như nhận ra tiếng tôi, mắt vẫn nhắm nhưng miệng mở to và giơ một tay lên chỉ vào. Tôi bấm đèn pin theo hướng tay Luật thì thấy miệng Luật như hở ra, cái răng giả mới làm, trắng bóng đẹp là thế đã không cánh mà bay. Tôi hỏi răng đâu? Hình như hiểu ý tôi tuy cái đầu bị cồn làm cho mu muội, Luật chỉ tay vào “bãi chiến trường” trước mặt và lại gào lên thảm thiết. Biết nguyên nhân rồi, tôi quát Phi:
- Còn đứng đấy à !
- Dạ, em phải làm gì ạ, thưa thủ trưởng?
- Xắn tay áo lên tìm trong cái đống kia ra chiếc răng! Nhanh lên!
Phi một tay bịt mũi một tay lùa vào cái “bãi chiến trường” rồi cẩn thận bóp bóp từng tí, từng tí một như tay bác sỹ bóp bóp cái nắm cao su khi đo huyết áp cho bệnh nhân.
- Đây rồi! - Như người lính hoàn thành nhiệm vụ Phi reo lên và chạy ù ra giếng. Ít phút sau chạy vào đưa chiếc răng cho tôi. - Thưa thủ trưởng, đây ạ!
Nhe hàm răng xỉn mầu gạch cua do thâm niên của thuốc lào và chè “búp sim”, tôi “nặng nhời”: “Mở mắt to lên mà nhìn xem răng của tớ có mất cái nào đâu? - Vừa nói tôi vừa chĩa đèn pin vào miệng của mình. - Còn đứng đấy à? Lắp cái răng vào miệng cho “sếp” của chú đang quỳ kia kìa!”. Thế là Phi vạch miệng Luật ra, lắp vào đúng cái chỗ trống của hàm răng. Luật quều quào, run run đưa tay lên miệng như có ý kiểm tra, rồi nhe răng ra. Cái miệng méo xệch đi kèm theo nụ cười ngu ngơ của kẻ say. Đến lúc này mới chịu để tôi dìu lên giường sau khi đã “đả” hết bát nước chanh đường.
… Trước khi rời Cam Ranh chuyển đi đơn vị khác, Luật tiễn tôi ra tận bến xe. Đôi mắt sũng nước, gịong Luật buồn buồn lạc đi trong cái gió nồm vùng biển: “Nếu anh có dịp nào lên Đà Lạt nhớ ghé thăm em. Còn năm nữa ra quân, dứt khoát em sẽ về làm công nhân Xí nghiệp gạch ngói Đức Trọng. Có người bà con trên đó hứa xin việc cho rồi”. Vừa nói Luật vừa chìa bàn tay đầy chai, sần sùi nắm lấy bàn tay tôi.
Duy Đảo K6
- Thế cả tháng qua lang thang những đâu?
- Em đi làm muối thuê. - Đầu rũ xuống, giọng Luật buồn buồn. - Đêm đêm, em chen chúc vào chòi ngủ chung với đám thợ, trưa thì rúc vào cái cống thoát nước mùa này khô queo ngả lưng...
Có lần bỏ cả tháng phép đi kéo lưới thuê cho dân vạn chài ven biển. Tiền làm được, cộng với vài kí cá khô gom góp gửi về cho bố mẹ. Luật sống tình cảm, ít nói nhưng với công việc thuộc chức trách được giao thì làm hết mình. Nói chung Luật là một người lính hoàn hảo.
Trong một lần triển khai khí tài, không may Luật bị cái vô lăng đập vào miệng, mất toi chiếc răng cửa. Vì chỉ là hạ sỹ quan nên không có tiêu chuẩn trồng răng giả. Tôi bàn với tay phó hậu cần trích “quỹ đen” của đơn vị cho Luật ra Nha Trang “thửa” cái răng mới, bổ sung cho đủ quân số “hàng tiền đạo”. Từ đó không ai trong đơn vị gọi là “Luật sứt” nữa.
Một tối thứ bảy đã khuya, đang nằm trong phòng chưa ngủ được. Bên cạnh, tay phó chính trị của tôi đã gáy ầm ầm. Bỗng thấy ở phòng bên có tiếng khóc rống lên, mỗi lúc mỗi to. Tôi nghĩ lại có chuyện, chắc vấn đề tư tưởng đây? Đã giao cho tay phó chính trị chăm lo phần hồn của lính. Mỗi lần giao ban, tôi đều nhắc phải hết sức chú ý đến tư tưởng và hoàn cảnh của chiến sỹ. Anh ta vẫn báo cáo tư tưởng anh em không có vấn đề gì. Lạ thật, định lay tay phó chính trị dậy nhưng thấy hắn ngủ “nhiệt tình” quá, thấy thương, không nỡ.
Lần mò tìm cái đèn pin rồi lật đật chạy qua. Thì ra là Luật. Luật ngồi dưới sàn nhà, mắt nhắm nghiền, đầu gối quỳ, hai tay chống phía trước. Trước mặt là một bãi tổng hợp của nhiều thứ, chủ đạo là mùi của rượu đã bị men tiêu hoá chuyển sang chua, cộng với mùi tanh tanh của cá, mùi hành sống hăng hăng. Tôi hỏi Phi, lính trong tiểu đội mà Luật phụ trách, đang đứng bần thần bên cạnh:
- Sao thế này?
- Dạ, anh ấy say rượu.
- Uống tự bao giờ?
- Dạ, chiều nay. Có mấy anh lính hải quân, đồng hương từ Trường Sa về, chiêu đãi hết nghĩa vụ, được ra quân đợt này nên quá chén.
Thấy Luật mắt nhắm nghiền mà miệng thì vẫn từng chập rống lên, tôi vỗ vai bảo lên giường nằm và sai một chú lính chạy sang phòng lấy tí đường pha bát nước chanh uống cho giã rượu. Nhưng Luật không chịu uống và càng rống to hơn. Về sau hình như nhận ra tiếng tôi, mắt vẫn nhắm nhưng miệng mở to và giơ một tay lên chỉ vào. Tôi bấm đèn pin theo hướng tay Luật thì thấy miệng Luật như hở ra, cái răng giả mới làm, trắng bóng đẹp là thế đã không cánh mà bay. Tôi hỏi răng đâu? Hình như hiểu ý tôi tuy cái đầu bị cồn làm cho mu muội, Luật chỉ tay vào “bãi chiến trường” trước mặt và lại gào lên thảm thiết. Biết nguyên nhân rồi, tôi quát Phi:
- Còn đứng đấy à !
- Dạ, em phải làm gì ạ, thưa thủ trưởng?
- Xắn tay áo lên tìm trong cái đống kia ra chiếc răng! Nhanh lên!
Phi một tay bịt mũi một tay lùa vào cái “bãi chiến trường” rồi cẩn thận bóp bóp từng tí, từng tí một như tay bác sỹ bóp bóp cái nắm cao su khi đo huyết áp cho bệnh nhân.
- Đây rồi! - Như người lính hoàn thành nhiệm vụ Phi reo lên và chạy ù ra giếng. Ít phút sau chạy vào đưa chiếc răng cho tôi. - Thưa thủ trưởng, đây ạ!
Nhe hàm răng xỉn mầu gạch cua do thâm niên của thuốc lào và chè “búp sim”, tôi “nặng nhời”: “Mở mắt to lên mà nhìn xem răng của tớ có mất cái nào đâu? - Vừa nói tôi vừa chĩa đèn pin vào miệng của mình. - Còn đứng đấy à? Lắp cái răng vào miệng cho “sếp” của chú đang quỳ kia kìa!”. Thế là Phi vạch miệng Luật ra, lắp vào đúng cái chỗ trống của hàm răng. Luật quều quào, run run đưa tay lên miệng như có ý kiểm tra, rồi nhe răng ra. Cái miệng méo xệch đi kèm theo nụ cười ngu ngơ của kẻ say. Đến lúc này mới chịu để tôi dìu lên giường sau khi đã “đả” hết bát nước chanh đường.
… Trước khi rời Cam Ranh chuyển đi đơn vị khác, Luật tiễn tôi ra tận bến xe. Đôi mắt sũng nước, gịong Luật buồn buồn lạc đi trong cái gió nồm vùng biển: “Nếu anh có dịp nào lên Đà Lạt nhớ ghé thăm em. Còn năm nữa ra quân, dứt khoát em sẽ về làm công nhân Xí nghiệp gạch ngói Đức Trọng. Có người bà con trên đó hứa xin việc cho rồi”. Vừa nói Luật vừa chìa bàn tay đầy chai, sần sùi nắm lấy bàn tay tôi.
Duy Đảo K6
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét