(Ngô Long - Phúc Chiến k5)
Năm 1961, tôi học lớp 3 cùng với Lê Minh Tân ở Trường Học sinh miền Nam số 21, Hải Phòng. Hồi đó, cô Lục - mẹ của Tân - là chủ nhiệm lớp. Tôi nhớ như in cô có dáng người nhỏ nhắn và có hai hàm răng trắng đều như hạt bắp mỗi khi cô cười. Cô coi chúng tôi như con và chúng tôi cũng coi cô như người mẹ hiền. (Hầu hết ba mẹ của lứa học sinh chúng tôi đều ở lại miền Nam hoạt động bí mật hoặc đang công tác ở rất xa. Đứa nào cũng thèm khát tình mẹ con). Ngày đó ở trước lớp tôi có một bể nước to để tắm giặt. Cứ thấy đứa nào dơ dáy, lười tắm giặt là mẹ Lục bắt ra bể tắm rửa, kì cọ cho đến sạch mới thôi. (Thuở ấy “ở dơ” là chuyện bình thường và ngay cả Tân, dù có mẹ ở bên, cũng vẫn nằm trong số "ở dơ" ấy). Nhân đây cũng xin nhắc lại tên các thầy cô của Trường 21 ngày ấy: Hiệu trưởng là thầy Đinh Phiến, Hiệu phó là thầy Quang (người miền Bắc); thầy Đông, thầy Quách quê ở Thừa Thiên; thầy Có quê ở Quảng Ngãi; cô Lục ở Quảng Nam, cô Kinh ở Huế… Chắc chúng ta không quên chú Phát, người Nam bộ, thường mang phim, máy về chiếu cho trường ta xem!?
Tuổi thơ của chúng ta khó ai có thể quên quán bún của bà Còng, ngay trước cổng trường, nơi lót lòng mỗi khi đói dạ. Rồi những lần ''tự nguyện rủ nhau xé rào đi hoang'', sống bờ bụi vài ba ngày cho đến khi nhà trường tìm thấy, bắt trở về. Nghĩ lại mới thấy ân hận vì ngày đó chúng ta đã làm khổ thầy cô nhiều quá!
Hai đứa cùng học cho đến khi lên lớp 5 thì chuyển qua Trường Học sinh miền Nam số 19. Năm 1964, Thủ tướng Chính phủ có chủ trương đưa số học sinh miền Nam có gia đình ở miền Bắc về sống cùng cha mẹ. Từ đó chúng tôi xa nhau cho đến khi giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, năm 1966-1967, được gọi về Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi thì bạn cũ mới gặp lại nhau. Cánh Ngô Ngời, Lê Minh Tân, Võ Quốc Tấn, Trần Xuân Lăng… về đại đội 9; còn Võ Đại Cương, Lê Quốc Thái, Trịnh Quyết Thắng, Phạm Bình... về đại đội 8. Phan Nam, Đỗ Tấn Mỹ và tôi… về đại đội 7.
Trong số các bạn học sinh miền Nam về Trường Trỗi thì gia đình Võ Quốc Tấn cùng sống với gia đình tôi ở số nhà 49 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Sau đó, gia đình tôi chuyển về Hải Phòng. Đến năm 1967, tôi gặp lại Tấn khi sang Quế Lâm. Vừa qua được tin Võ Tấn (chúng tôi hay gọi tắt như vậy!) có mặt cùng gia đình và đồng đội Tăng – Thiết giáp tìm kiếm rồi đưa Lê Minh Tân trở về, tôi vô cùng xúc động. Không chỉ với Lê Minh Tân mà Võ Tấn còn tham gia tìm kiếm và đưa LS Ngô Ngời từ NTLS Tân Biên (Tây Ninh) về quê hương. Quả thật tôi rất tự hào vì có một người bạn như Võ Tấn!
Nhân đây xin chia vui cùng chú Bưởi, cô Lục, em Gia Linh và đại gia đình.Tân! Chúng ta luôn biết ơn và không bao giờ quên Lê Minh Tân và bao đồng đội đã ngã xuống để đất nước có được hôm nay. Xin cảm ơn anh em ở Hội Cựu sinh viên, chiến sĩ Tăng – Thiết giáp đã tìm và đưa được Tân trở về.
Và chúng ta, những người lính, sẽ tiếp tục đi tìm những LS còn nằm lại trên khắp các nẻo đường!
Vũng Tàu, 21/5/2007
Năm 1961, tôi học lớp 3 cùng với Lê Minh Tân ở Trường Học sinh miền Nam số 21, Hải Phòng. Hồi đó, cô Lục - mẹ của Tân - là chủ nhiệm lớp. Tôi nhớ như in cô có dáng người nhỏ nhắn và có hai hàm răng trắng đều như hạt bắp mỗi khi cô cười. Cô coi chúng tôi như con và chúng tôi cũng coi cô như người mẹ hiền. (Hầu hết ba mẹ của lứa học sinh chúng tôi đều ở lại miền Nam hoạt động bí mật hoặc đang công tác ở rất xa. Đứa nào cũng thèm khát tình mẹ con). Ngày đó ở trước lớp tôi có một bể nước to để tắm giặt. Cứ thấy đứa nào dơ dáy, lười tắm giặt là mẹ Lục bắt ra bể tắm rửa, kì cọ cho đến sạch mới thôi. (Thuở ấy “ở dơ” là chuyện bình thường và ngay cả Tân, dù có mẹ ở bên, cũng vẫn nằm trong số "ở dơ" ấy). Nhân đây cũng xin nhắc lại tên các thầy cô của Trường 21 ngày ấy: Hiệu trưởng là thầy Đinh Phiến, Hiệu phó là thầy Quang (người miền Bắc); thầy Đông, thầy Quách quê ở Thừa Thiên; thầy Có quê ở Quảng Ngãi; cô Lục ở Quảng Nam, cô Kinh ở Huế… Chắc chúng ta không quên chú Phát, người Nam bộ, thường mang phim, máy về chiếu cho trường ta xem!?
Tuổi thơ của chúng ta khó ai có thể quên quán bún của bà Còng, ngay trước cổng trường, nơi lót lòng mỗi khi đói dạ. Rồi những lần ''tự nguyện rủ nhau xé rào đi hoang'', sống bờ bụi vài ba ngày cho đến khi nhà trường tìm thấy, bắt trở về. Nghĩ lại mới thấy ân hận vì ngày đó chúng ta đã làm khổ thầy cô nhiều quá!
Hai đứa cùng học cho đến khi lên lớp 5 thì chuyển qua Trường Học sinh miền Nam số 19. Năm 1964, Thủ tướng Chính phủ có chủ trương đưa số học sinh miền Nam có gia đình ở miền Bắc về sống cùng cha mẹ. Từ đó chúng tôi xa nhau cho đến khi giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, năm 1966-1967, được gọi về Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi thì bạn cũ mới gặp lại nhau. Cánh Ngô Ngời, Lê Minh Tân, Võ Quốc Tấn, Trần Xuân Lăng… về đại đội 9; còn Võ Đại Cương, Lê Quốc Thái, Trịnh Quyết Thắng, Phạm Bình... về đại đội 8. Phan Nam, Đỗ Tấn Mỹ và tôi… về đại đội 7.
Trong số các bạn học sinh miền Nam về Trường Trỗi thì gia đình Võ Quốc Tấn cùng sống với gia đình tôi ở số nhà 49 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Sau đó, gia đình tôi chuyển về Hải Phòng. Đến năm 1967, tôi gặp lại Tấn khi sang Quế Lâm. Vừa qua được tin Võ Tấn (chúng tôi hay gọi tắt như vậy!) có mặt cùng gia đình và đồng đội Tăng – Thiết giáp tìm kiếm rồi đưa Lê Minh Tân trở về, tôi vô cùng xúc động. Không chỉ với Lê Minh Tân mà Võ Tấn còn tham gia tìm kiếm và đưa LS Ngô Ngời từ NTLS Tân Biên (Tây Ninh) về quê hương. Quả thật tôi rất tự hào vì có một người bạn như Võ Tấn!
Nhân đây xin chia vui cùng chú Bưởi, cô Lục, em Gia Linh và đại gia đình.Tân! Chúng ta luôn biết ơn và không bao giờ quên Lê Minh Tân và bao đồng đội đã ngã xuống để đất nước có được hôm nay. Xin cảm ơn anh em ở Hội Cựu sinh viên, chiến sĩ Tăng – Thiết giáp đã tìm và đưa được Tân trở về.
Và chúng ta, những người lính, sẽ tiếp tục đi tìm những LS còn nằm lại trên khắp các nẻo đường!
Vũng Tàu, 21/5/2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét