Thật ra tôi gặp và chơi với Hoàng Xuân Thắng từ tháng 8-1987, hồi ở Đức. Nhưng Thắng đã chơi với Vũ Tòan Thắng, Tôn Gia Quý… từ hồi còn là học sinh phổ thống, rồi có họ hàng với Đòan Quốc Khánh.
Xuân Thắng vốn sinh ra trong gia đình gốc Thừa Thiên – Huế, cùng dòng họ trí thức với cụ Hoàng Xuân Hãn. Thời sinh viên, hắn học Kiến trúc ở Weimar (CHDC Đức) nhưng vì nghịch ngợm nên năm thứ tư bị Sứ cho về nước, cùng với hội Đoan Hùng, Phan Thái Minh… Vốn khá tiếng Đức, nên khi về Hà Nội, hắn xin học tiếng Anh. Ra trường với khả năng chuyên môn và nhờ ông già vốn là dân ngọai giao nên Thắng được xếp về Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn. Hắn đã làm việc ở các sứ quán Palestine, Nhật, Tiệp rồi cả hãng hàng không Lufthansa…
Thời kì mới mở cửa, cuộc sống khó khăn, Thắng đăng ký sang Đức xuất khẩu lao động - làm thông ngôn. Hè năm 1987, vừa mới chân ướt chân ráo từ Naumburg về Viện Tự động hóa chỉ huy (Quân đội quốc gia Đức) ở Dresden, tôi mò xuống đội Thắng. Khi này hắn đang phiên dịch cho một đội đến cả trăm chị em làm may do Hùng (dân Nam Định) làm đội trưởng. Tôi còn nhớ ngày mới sang, đội của Thắng được xếp tạm về khu nhà mới xây dành cho các cụ già không nơi nương tựa ở ngoại ô Dresden. Dọc hành lang được gắn vào tường những ống inox sáng coóng, mới nhìn cứ nghĩ khu giảng đường cho nữ sinh học balet, sau mới biết tác dụng của nó để các cụ già khi đi trong nhà vịn theo khỏi bị ngã(!). Ở bên đó, Thắng chơi với Quang "xèng", Nguyễn Trọng Lượng...
Khi hồi hương, Thắng từng vài lần đi phiên dịch cho huấn luyện viên bóng đá người nước ngòai. Gần nhất là ông Wilfeld. Nhiều lần ra quán Shashlyk của Chí Hòa và Quắt ở Giảng Võ đã thấy hắn đang nhậu với ông ta. Giỗ mẹ tôi năm 2000, hắn đến dự và góp lọat quốc ca của nhiều nước trên thế giới. (Ảnh).
Tháng 8-2002, ra viếng cụ Trần Độ có tạt qua thăm Thắng và tặng cuốn “Thịt nướng” tập 1. Cổ Thắng được che bằng miếng khăn xô vì phải mở ống xông. Hắn không nói được mà chỉ phều phào và dùng bút đàm: “Cụ Độ đi rồi à?”. “Ừ!”. “Cảm ơn đã tặng sách! Đọc hết rồi. Hay!”. “Thế bao giờ nói lại được như cũ?”. “Hì!”… Cái miệng cười trông móm xều…
... Ngày mai, anh em ngòai Hà Nội tiễn Thắng đi. Không ra viếng được xin viết vài dòng thế này:
Ngày mai ngoài ấy bạn đi
Trong này nhớ bạn vội ghi vài dòng
Nhớ năm tháng sống tha hương
Chia nhau chén rượu ấm lòng xa quê...
Rồi những năm tháng trở về
Hội ngộ lại gọi Thắng “hề” đến vui
Hễ có rượu, cất cao lời
Không ai quên được tiếng cười Thắng "Xuân" (hay trêu hắn là Xuân Diệu!)
Từ nay bạn mãi không gần…
Sài Gòn, 16-10-2002
Xuân Thắng vốn sinh ra trong gia đình gốc Thừa Thiên – Huế, cùng dòng họ trí thức với cụ Hoàng Xuân Hãn. Thời sinh viên, hắn học Kiến trúc ở Weimar (CHDC Đức) nhưng vì nghịch ngợm nên năm thứ tư bị Sứ cho về nước, cùng với hội Đoan Hùng, Phan Thái Minh… Vốn khá tiếng Đức, nên khi về Hà Nội, hắn xin học tiếng Anh. Ra trường với khả năng chuyên môn và nhờ ông già vốn là dân ngọai giao nên Thắng được xếp về Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn. Hắn đã làm việc ở các sứ quán Palestine, Nhật, Tiệp rồi cả hãng hàng không Lufthansa…
Thời kì mới mở cửa, cuộc sống khó khăn, Thắng đăng ký sang Đức xuất khẩu lao động - làm thông ngôn. Hè năm 1987, vừa mới chân ướt chân ráo từ Naumburg về Viện Tự động hóa chỉ huy (Quân đội quốc gia Đức) ở Dresden, tôi mò xuống đội Thắng. Khi này hắn đang phiên dịch cho một đội đến cả trăm chị em làm may do Hùng (dân Nam Định) làm đội trưởng. Tôi còn nhớ ngày mới sang, đội của Thắng được xếp tạm về khu nhà mới xây dành cho các cụ già không nơi nương tựa ở ngoại ô Dresden. Dọc hành lang được gắn vào tường những ống inox sáng coóng, mới nhìn cứ nghĩ khu giảng đường cho nữ sinh học balet, sau mới biết tác dụng của nó để các cụ già khi đi trong nhà vịn theo khỏi bị ngã(!). Ở bên đó, Thắng chơi với Quang "xèng", Nguyễn Trọng Lượng...
Khi hồi hương, Thắng từng vài lần đi phiên dịch cho huấn luyện viên bóng đá người nước ngòai. Gần nhất là ông Wilfeld. Nhiều lần ra quán Shashlyk của Chí Hòa và Quắt ở Giảng Võ đã thấy hắn đang nhậu với ông ta. Giỗ mẹ tôi năm 2000, hắn đến dự và góp lọat quốc ca của nhiều nước trên thế giới. (Ảnh).
Tháng 8-2002, ra viếng cụ Trần Độ có tạt qua thăm Thắng và tặng cuốn “Thịt nướng” tập 1. Cổ Thắng được che bằng miếng khăn xô vì phải mở ống xông. Hắn không nói được mà chỉ phều phào và dùng bút đàm: “Cụ Độ đi rồi à?”. “Ừ!”. “Cảm ơn đã tặng sách! Đọc hết rồi. Hay!”. “Thế bao giờ nói lại được như cũ?”. “Hì!”… Cái miệng cười trông móm xều…
... Ngày mai, anh em ngòai Hà Nội tiễn Thắng đi. Không ra viếng được xin viết vài dòng thế này:
Ngày mai ngoài ấy bạn đi
Trong này nhớ bạn vội ghi vài dòng
Nhớ năm tháng sống tha hương
Chia nhau chén rượu ấm lòng xa quê...
Rồi những năm tháng trở về
Hội ngộ lại gọi Thắng “hề” đến vui
Hễ có rượu, cất cao lời
Không ai quên được tiếng cười Thắng "Xuân" (hay trêu hắn là Xuân Diệu!)
Từ nay bạn mãi không gần…
Sài Gòn, 16-10-2002
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét