Không biết tại sao, tôi có cảm tưởng khi đi ra“ ngoài“, người Mỹ hay muốn tỏ ra mình là con Công , con Phượng (còn xung quanh là sẻ cả). Cho nên cứ mỗi khi nhìn thấy những người Mỹ này là tôi lại có ý nghĩ ,hồi trước ở VN mình họ phải chấp nhận làm con chim Chích , chim Sâu thì chắc là họ cay đắng lắm.
Nhưng có một hôm, có hai vợ chồng người Mỹ vào cửa hàng của tôi, thái độ rất khiêm tốn nhún nhường. Đôi vợ chồng ấy, tự giới thiệu họ đến từ Mỹ, đến đây học đại học và ở ngay bên cạnh. Thế là chúng tôi nhận nhau là hàng xóm.
Hồi ấy tôi còn có một cửa hàng ở cạnh một quán ăn VN. Chủ quán trước đây là nữ công nhân đội Quang Xèng, nhà ở thị xã Vĩnh Yên. Đôi vợ chồng người Mỹ này ở bên trên quán ăn. Tôi thỉnh thoảng tôi lại sang ăn cơm trưa. Vì đã ở VY đến 4 năm nên tôi được coi là „đồng hương“. Chủ quán thường dọn cho tôi cơm với cá kho gừng, rau muống luộc… Những bữa trưa như thế làm cho tôi thấy rất thoải mái.
Có một lần , đến ăn bữa trưa thi gặp anh chồng người Mỹ cũng đang ăn cơm ở đấy. Chúng tôi chào nhau như những người quen. Sau khi ăn cơm xong ,đang ngồi uống nước thì cậu ta mang bản đồ đến hỏi tôi về Leipzig. Phát hiện ra cậu ta chưa biết nhiều về LPz nên tôi chỉ mấy chỗ nên đi và nói thêm :- Ở Mỹ chỉ có đất đá mới đọ được tuổi với những vật có ở đây thôi, nên tranh thủ mà xem đi!.
Thấy cũng thân tình, tôi hỏi cậu ta đến đây học ở trường nào? Cậu trả lời ngay:_học ở đại học tổng hợp Leipzig (UNI) ,môn Hóa. Tôi quá sửng sốt :
_Tại sao lại phải đến tận đây học Hóa, học ở Mỹ không tốt hơn sao?
_ Vì „Ali Hóa học „ đã học ở đây!
Nhắc đến „Ali hóa học“, chắc một người lính bình thường nào cũng phải cảm thấy may mắn vì đã không phải làm một viên tướng ô nhục. Ông tướng này đã dùng chất đôc Hóa học với chính đồng bào của mình.
Thú thật cho đên tận bây giờ tôi cũng chưa tận mắt đọc một tài liệu nào nói về chyện này, mặc dù có nhiều người Đức xác nhận chuyện này. Cho nên lúc ây tôi đã tỏ ra rất ngạc nhiên.
Và sau đó chúng tôi nói rất nhiều về UNI. Nữ thủ tướng đầu tiên củ BRD, bà Merkel, lúc ấy còn là thủ lĩnh của đẩng đối lập CDU, đã học ở UNI Leipzig từ 1973-1978 môn Lý và bằng diplom „sehr gut“ (Ưu).Tuy nhiên tôi lại bảo cho cậu ấy biết UNI đã không nhận Anhxtanh vào làm việc. Tôi còn chỉ cho cách cậu ấy tìm ra bức thư của UNI gửi cho Anhxtanh để từ chối đơn xin việc của ông này .
Trước cửa UNI về phía nhà hát opera có một bức phù điêu miêu tả Marx cùng với các tầng lớp lao động. Tôi khuyên cậu ấy nên xem vì người ta sắp dỡ đi rồi (nay thì đã không còn ở đấy nữa). Và còn nói cho cậu ấy biết cách nhìn thấy điểm đặc biệt của bức phù điêu ấy. Sau đó chúng tôi nói sang chuyện Marx. Có lễ trong cùng 1 đơn vị thời gian cậu ấy chưa từng được nghe về Marx nhiều như thế nên khi chia tay cứ nhất định mời tôi 1 cốc bia. Tôi lịch sự từ chối lấy cớ là phải lái xe. Uống 1 cốc bia tươi 200ml, đối với 1 người nặng 70 kg như tôi, mà 5 tiếng nữa mới phải lái xe về nhà, thì đúng là hoàn toàn không vấn đề gì.
Tôi đã từ chối vì cái cách mà cậu ấy đến Leipzig để học môn Hóa cộng với những việc mà đất nước của cậu ấy đã làm, đang làm và muốn làm đã không thể đảm bảo chắc chắn với tôi rằng :cậu sinh viên Hóa rất hiền lành hôm nay, ngày mai không trở thành một „Ali hóa học?!“.
Nhưng có một hôm, có hai vợ chồng người Mỹ vào cửa hàng của tôi, thái độ rất khiêm tốn nhún nhường. Đôi vợ chồng ấy, tự giới thiệu họ đến từ Mỹ, đến đây học đại học và ở ngay bên cạnh. Thế là chúng tôi nhận nhau là hàng xóm.
Hồi ấy tôi còn có một cửa hàng ở cạnh một quán ăn VN. Chủ quán trước đây là nữ công nhân đội Quang Xèng, nhà ở thị xã Vĩnh Yên. Đôi vợ chồng người Mỹ này ở bên trên quán ăn. Tôi thỉnh thoảng tôi lại sang ăn cơm trưa. Vì đã ở VY đến 4 năm nên tôi được coi là „đồng hương“. Chủ quán thường dọn cho tôi cơm với cá kho gừng, rau muống luộc… Những bữa trưa như thế làm cho tôi thấy rất thoải mái.
Có một lần , đến ăn bữa trưa thi gặp anh chồng người Mỹ cũng đang ăn cơm ở đấy. Chúng tôi chào nhau như những người quen. Sau khi ăn cơm xong ,đang ngồi uống nước thì cậu ta mang bản đồ đến hỏi tôi về Leipzig. Phát hiện ra cậu ta chưa biết nhiều về LPz nên tôi chỉ mấy chỗ nên đi và nói thêm :- Ở Mỹ chỉ có đất đá mới đọ được tuổi với những vật có ở đây thôi, nên tranh thủ mà xem đi!.
Thấy cũng thân tình, tôi hỏi cậu ta đến đây học ở trường nào? Cậu trả lời ngay:_học ở đại học tổng hợp Leipzig (UNI) ,môn Hóa. Tôi quá sửng sốt :
_Tại sao lại phải đến tận đây học Hóa, học ở Mỹ không tốt hơn sao?
_ Vì „Ali Hóa học „ đã học ở đây!
Nhắc đến „Ali hóa học“, chắc một người lính bình thường nào cũng phải cảm thấy may mắn vì đã không phải làm một viên tướng ô nhục. Ông tướng này đã dùng chất đôc Hóa học với chính đồng bào của mình.
Thú thật cho đên tận bây giờ tôi cũng chưa tận mắt đọc một tài liệu nào nói về chyện này, mặc dù có nhiều người Đức xác nhận chuyện này. Cho nên lúc ây tôi đã tỏ ra rất ngạc nhiên.
Và sau đó chúng tôi nói rất nhiều về UNI. Nữ thủ tướng đầu tiên củ BRD, bà Merkel, lúc ấy còn là thủ lĩnh của đẩng đối lập CDU, đã học ở UNI Leipzig từ 1973-1978 môn Lý và bằng diplom „sehr gut“ (Ưu).Tuy nhiên tôi lại bảo cho cậu ấy biết UNI đã không nhận Anhxtanh vào làm việc. Tôi còn chỉ cho cách cậu ấy tìm ra bức thư của UNI gửi cho Anhxtanh để từ chối đơn xin việc của ông này .
Trước cửa UNI về phía nhà hát opera có một bức phù điêu miêu tả Marx cùng với các tầng lớp lao động. Tôi khuyên cậu ấy nên xem vì người ta sắp dỡ đi rồi (nay thì đã không còn ở đấy nữa). Và còn nói cho cậu ấy biết cách nhìn thấy điểm đặc biệt của bức phù điêu ấy. Sau đó chúng tôi nói sang chuyện Marx. Có lễ trong cùng 1 đơn vị thời gian cậu ấy chưa từng được nghe về Marx nhiều như thế nên khi chia tay cứ nhất định mời tôi 1 cốc bia. Tôi lịch sự từ chối lấy cớ là phải lái xe. Uống 1 cốc bia tươi 200ml, đối với 1 người nặng 70 kg như tôi, mà 5 tiếng nữa mới phải lái xe về nhà, thì đúng là hoàn toàn không vấn đề gì.
Tôi đã từ chối vì cái cách mà cậu ấy đến Leipzig để học môn Hóa cộng với những việc mà đất nước của cậu ấy đã làm, đang làm và muốn làm đã không thể đảm bảo chắc chắn với tôi rằng :cậu sinh viên Hóa rất hiền lành hôm nay, ngày mai không trở thành một „Ali hóa học?!“.
4 nhận xét:
Chào Tôn Gia! Mừng vì thằng bạn già đã vào Trại Văn!
Tao đinh ninh rằng nhất định mày sẽ tham gia. Tổng quản BT và UT giao tao chủ trì (không phải chủ chi!) trang này mà không có những thằng bạn nhhư mày thì... vư... ứt!
Bài viết hay của nó! Người ta đi học với nhiều mục đích khác nhau. Thế mới là cuộc đời. Cest La Vie mà! (Viết mấy từ Pháp bồi không hiểu có đúng?).
Được mày khen sướng nở cả mũi.
Công việc nhà cửa ra răng rồi?
Cho gửi lời hỏi thăm vợ con nhé.
Tôn Gia! Khi mày comment thì tao đang ngồi quán Pháo đài (tên nghe ghê bỏ mẹ!) ở cuối Lò Đúc với Vân Anh và cặp Vinh-Châu (ở bển về). Đ/c Bính (nguyên Trưởng bộ môn Vô tuyến) chiêu đãi. Có Giang "mù" dự cùng 2 ông bạn cùng khoa Chiểu, Bản. Vui! Anh em nhắc tới Tôn Gia.
Già rôi thì chỉ quá khứ là đẹp nhất!
Người Mỹ rất tốt. Nhưng với cái chủ nghĩa yêu nước của họ, họ trở nên không thể đoán trước.
Đăng nhận xét